Nhắm mắt nhưng không ngủ được là bệnh gì? 5 Cách khắc phục

Nhắm mắt nhưng không ngủ được là bệnh gì? Những nỗi lo lắng, buồn phiền có thể sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, nhưng lại không thể chợp mắt. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây không chỉ mang đến cho bạn câu trả lời mà còn gợi ý cho bạn những giải pháp để có giấc ngủ ngon hơn. 

1. Nhắm mắt nhưng không ngủ được là bệnh gì? 

Khi bạn buồn ngủ mà nhắm mắt nhưng không ngủ được thì điều đó chứng tỏ bạn đang bị mất ngủ. Ngoài tình trạng khó đi vào giấc, trằn trọc mãi không ngủ được, bạn còn có thể gặp một hoặc nhiều các triệu chứng sau đây:

  • Dù đã ngủ nhưng giấc ngủ chập chờn, dễ bị tỉnh giấc. Khi bị tỉnh giấc giữa đêm thì rất khó hoặc không thể ngủ lại.

  • Thời gian ngủ ngắn hơn so với thời gian ngủ trung bình của những người cùng độ tuổi.

  • Khi ngủ dậy người uể oải, mệt mỏi, đau đầu, tinh thần kém, khả năng phản xạ, tư duy và xử lý tình huống bị giảm sút.

Nhắm mắt nhưng không ngủ được là biểu hiện của mất ngủ
Nhắm mắt nhưng không ngủ được là biểu hiện của mất ngủ

Việc thường xuyên không ngủ được còn là khởi nguồn của nhiều bệnh lý về tim mạch thần kinh, tiêu hóa và một số bệnh về chuyển hóa, ví dụ như tiểu đường. Vì vậy, tìm ra nguyên nhân nhắm mắt nhưng không ngủ được, nguyên nhân gây mất ngủ và loại bỏ nguyên nhân đó là việc cần làm ngay từ bây giờ.

2. Nguyên nhân nhắm mắt nhưng không ngủ được 

Nếu như bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ mà nhắm mắt nhưng không ngủ được, hãy quan tâm đến những nguyên nhân sau.

2.1. Do tác động từ môi trường bên ngoài 

  • Ánh sáng xanh: Thói quen sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được. Ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị điện tử sẽ làm não bộ của bạn lầm tưởng đây là ánh sáng ban ngày, điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ.
  • Lạm dụng chất kích thích: Nhiều người cho rằng việc uống bia rượu trước khi ngủ sẽ giúp cơn buồn ngủ diễn ra nhanh chóng hơn, nhưng trên thực tế các chất kích thích chỉ khiến các cơn buồn ngủ đến tạm thời. Nhất là khi bạn sử dụng rượu có nồng độ cao, caffeine, trà hay thuốc lá.
  • Ăn nhiều chất béo: Việc ăn nhiều món ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào vào buổi tối khiến cơ thể bạn cần tăng cường thải chất độc. Điều này làm cho bộ máy trao đổi chất phải làm việc liên tục, bạn thường sẽ cảm thấy khát nước do nhu cầu của cơ thể. Đồng thời, điều này cũng gây ra cảm giác bồn chồn, khó chịu, từ đó giấc ngủ không được đảm bảo.
Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được
Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được.

2.2. Do ảnh hưởng tâm lý 

Các vấn đề liên quan đến tâm lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ bao gồm:

  • Suy nhược thần kinh: Mất ngủ có thể kéo dài 1 tháng, thậm chí là lâu hơn nếu bạn bị suy nhược thần kinh. Một nghiên cứu vào năm 2019, có tới 90% những người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm gặp nhiều khó khăn về chất lượng giấc ngủ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do thiếu chất và áp lực về công việc.

  • Hội chứng rối loạn lo âu: Hội chứng này khiến bạn luôn rơi vào tình trạng căng thẳng, bồn chồn, hay suy nghĩ và lo lắng. Não bộ liên tục hoạt động như vậy dẫn đến việc bạn rất khó đi vào giấc ngủ và trằn trọc suốt đêm. Vì vậy, những người mắc hội chứng lo âu thường sẽ rất tỉnh táo, ngay cả khi đó là thời gian nghỉ ngơi.
  • Căng thẳng, trầm cảm: Đây là một trong những biểu hiện cơ bản của chứng bệnh trầm cảm. Áp lực về cuộc sống, gia đình, công việc khi bị tích tụ lâu dần sẽ có những tác động gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Căng thẳng, trầm cảm làm thay đổi hormone điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể. Từ đó, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, nhắm mắt nhưng không ngủ được.

Căng thẳng trong công việc khiến bạn khó ngủ
Căng thẳng trong công việc khiến bạn khó ngủ

2.3. Do bệnh lý

Nếu đến giờ đi ngủ mà bạn bị đau, buồn vệ sinh, ho nhiều,… thì bạn sẽ gặp hiện tượng dù đã nhắm mắt nhưng không ngủ được. Cụ thể, những bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng này đó là: Bệnh gút, sỏi thận, viêm khớp, suy giãn tĩnh mạch, viêm phế quản mạn tính, trào ngược dạ dày – thực quản, tiểu đường, bệnh lý về tim mạch,…

2.4. Vấn đề tuổi tác ảnh hưởng đến giấc ngủ 

Tuổi càng cao thì sức khỏe cũng sẽ càng yếu đi, việc mất ngủ cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Lúc này, tuyến yên sẽ giảm tiết HGH – một loại hormone tăng trưởng giúp phục hồi năng lượng cho cơ thể và tái tạo chất lượng giấc ngủ, nhờ đó bạn sẽ cảm thấy ngủ ngon hơn.

Đối với những người ngoài 60 tuổi, hormone HGH sẽ giảm đi rất nhiều, vì vậy tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được là tình trạng xảy ra rất thường xuyên ở người lớn tuổi.

Không ngủ được là tình trạng xảy ra rất thường xuyên ở người lớn tuổi
Không ngủ được là tình trạng xảy ra rất thường xuyên ở người lớn tuổi

2.5. Do ngủ trưa quá lâu 

Nhắm mắt nhưng không ngủ được có sao không? Đôi khi, đó chỉ đơn giản là vì bạn đã ngủ quá nhiều vào buổi trưa, hoặc do bạn ngủ vào buổi chiều muộn.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Tự nhiên và Khoa học về Giấc ngủ, có mối liên quan giữa giấc ngủ vào buổi trưa và tình trạng mất ngủ. Theo đó, người đã ngủ vào buổi trưa sẽ có xu hướng khó đi vào giấc ngủ ban đêm. Hơn thế, việc này cũng khiến bạn ngủ không sâu giấc và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm.

Để ngăn chặn tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được, tốt nhất thời gian ngủ trưa chỉ nên kéo dài tối đa trong 20 – 30 phút. Ngoài ra, việc duy trì thói quen ngủ trưa vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ giúp đồng hồ sinh học không bị rối loạn.

3. Những ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được 

Việc thiếu ngủ trong thời gian dài chưa bao giờ là điều tốt đối với cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bởi dù cho bạn đang nhắm mắt nghỉ ngơi thì các cơ quan khác trong cơ thể vẫn đang miệt mài làm việc. Nếu không ngủ, cơ thể chúng ta sẽ không được nghỉ ngơi và không thể tự phục hồi năng lượng cũng như đào thải các độc tố ra ngoài. Từ đó có thể sẽ dẫn đến các hệ lụy sau đây:

  • Suy giảm trí nhớ.

  • Gây mất tập trung và suy giảm hiệu suất làm việc.

  • Tăng huyết áp.

  • Sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng, rối loạn tâm lý, trầm cảm.

  • Tăng cân.

  • Gây hại cho da.

Tăng cân là một trong những hệ lụy của việc mất ngủ
Tăng cân là một trong những hệ lụy của việc mất ngủ

4. Một số cách khắc phục tình trạng khó ngủ 

  • Tập thể dục, thể thao: Việc tập thể dục ở mức độ phù hợp giúp cơ thể khỏe khoắn, tỉnh táo hơn vào ban ngày. Ngoài ra, việc duy trì thói quen sinh hoạt sẽ góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ, rút ngắn thời gian đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

  • Đi ngủ đúng giờ: Bạn nên tập cho cơ thể đi ngủ vào đúng một khung giờ cố định. Điều này sẽ giúp phần nào hạn chế được tình trạng khó ngủ, buồn ngủ nhưng nhắm mắt lại không ngủ được.

  • Tạo không gian ngủ phù hợp: Chuẩn bị một không gian ngủ thoải mái với nhiệt độ phù hợp và tắt hết các thiết bị điện sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.

  • Không ngủ quá nhiều vào ban ngày: Nếu bạn ngủ quá nhiều vào ban ngày, buổi tối sẽ dễ khiến bạn khó ngủ hơn. Vậy nên, bạn nên hạn chế giấc ngủ chiều hoặc ngủ quá nhiều vào ban ngày.

  • Không uống trà, cà phê hoặc những thứ có caffein trước khi ngủ: Trước khi đi ngủ, bạn không nên uống cà phê, nước trà hay các loại nước tăng lực. Trong những loại đồ uống này có chứa caffeine sẽ khiến bạn khó ngủ hơn.

Duy trì thói quen sinh hoạt tốt sẽ góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như trình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được
Duy trì thói quen sinh hoạt tốt sẽ góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như trình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được

Tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, là nguyên nhân hình thành của của các bệnh lý nghiêm trọng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn trong việc hiểu rõ về tình trạng trên, từ đó có được giấc ngủ chất lượng và trạng thái thể chất – tinh thần khỏe mạnh hơn.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *