Trong Đông Y, Táo nhân hay còn có tên gọi khác là Toan Táo nhân được là một vị thuốc tốt cho bệnh nhân gặp tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, có rất ít người biết: Vị thuốc này có nguồn gốc từ trái táo chua mà chúng ta vẫn ăn hằng ngày, tên thường gọi là Táo ta. Táo nhân được lấy từ hạt bên trong hạch của quả táo, sau đó bào chế cẩn thận, khéo léo để thành vị thuốc. Toan táo nhân được biết đến nhờ công dụng an thần, trị các chứng mất ngủ, hay ra mồ hôi, người phiền muộn, hay hồi hộp.
1. Đặc điểm tự nhiên
1.1. Hình thái
Cây táo ta là một loại cây quen thuộc, thân cây nhỏ, có gai với kết cấu cành cây thõng xuống tạo hình đặc trưng dễ nhận biết và quen thuộc. Lá cây táo ta hình bầu dục, có bộ ba đường gân chính ở mỗi lá cây được chạy từ cuống lá dọc xuống đầu lá có khả năng tăng khả năng chịu hạn của cây . Hoa táo ta có màu trắng, mọc thành xim ở kẽ lá với trục hoa dài khoảng 3,7mm.
Khi táo ta chín, vỏ quả mịn màng, có màu vàng xanh, phần thịt ngọt và giòn. Bên trong quả táo ta là một hạch cứng chứa nhân. Đây chính là thành phần được phơi hoặc sấy khô để làm nên dược liệu gọi là táo nhân.
1.2. Cách trồng, thu hoạch và chế biến táo nhân
Táo ta được trồng rộng rãi trên khắp Việt Nam, từ miền Bắc đến miền Nam. Những quả táo ta thường được thu hoạch vào tháng 2-3 hằng năm. Sau thu hoạch quả quả, phần hạch táo ta được lấy ra, phơi hoặc sấy khô để trở thành một loại dược liệu, giúp ích cho những người gặp tình trạng mất ngủ. Táo nhân có thể dùng ở hai dạng: sống hoặc sao đen. Nếu táo nhân được dùng ngay khi còn sống, cần dùng liều lượng thấp để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
1.3. Bộ phận sử dụng
Trong y học, hạt táo già là bộ phận sử dụng chủ yếu, được mang đi phơi hoặc sấy khô. Hạt táo già là thành phần chính được chế biến để làm thuyên giảm các chứng bệnh về thần kinh, giấc ngủ và suy nhược cơ thể.
2. Công dụng của táo nhân
Táo nhân được sử dụng phổ biến từ y học cổ truyền đến y học hiện đại bởi chúng có khả năng cải thiện sức khỏe thần kinh, an thần, dưỡng tâm rất tốt và hiệu quả.
2.1. Đối với nền y học cổ truyền
- An thần, bình can: Mùi vị của Toan táo nhân có vị chua, tính bình, hỗ trợ người dùng an thần và điều hòa hệ thần kinh. Được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các bài thuốc chữa mất ngủ, hồi hộp và tim đập nhanh trong Đông y. Điển hình, các danh y cũng nghiên cứu và chỉ ra rằng táo nhân tác dụng rất lớn trong việc cầm mồ hôi, được dùng phổ biến trong các phương thuốc điều trị bệnh này.
- Dưỡng tâm và can: Táo nhân còn được sử dụng với vai trò dược liệu, chữa bổ huyết cho tâm và can, giúp người dùng cải thiện chức năng trí não, định thần và là thần phần hữu ích cho các chứng mệt mỏi.
- Liều dùng: Táo nhân sống thường có vị ngọt chua và tính bình, thường được các danh y thêm vào, dùng cho các chứng suy giảm chức năng của gan và mật, giúp cải thiện tình trạng tâm phiền, lo âu, mất ngủ. Khi sao đen táo nhân lên, dược liệu từ cây táo ta này sẽ có tính ấm, đóng góp không nhỏ vào việc dứt điểm các bệnh do huyết hư của tim và tỳ tị.
2.2. Được công nhận y học hiện đại
Trong y học hiện đại, tác dụng của táo nhân cũng đã được nghiên cứu và công nhận, đặc biệt là công dụng đối với giấc ngủ và hệ thần kinh của con người.
- Điều trị mất ngủ và suy nhược thần kinh: Tình trạng rối loạn giấc ngủ là tình trạng khá phổ biến ở hầu hết mọi lứa tuổi. Trong trường hợp này, táo nhân có vai trò rất lớn giúp cải thiện giấc ngủ tự nhiên, không gây lệ thuộc như thuốc ngủ và giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ nguy hiểm liên quan đến thuốc ngủ.
- Hỗ trợ trí nhớ và giảm mệt mỏi: Táo nhân có tác động lớn giúp bảo vệ tế bào thần kinh, tăng khả năng ghi nhớ tốt hơn và kích thích các hoạt động của não bộ. Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: táo nhân có công dụng lớn trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ não khỏi tác động tiêu cực của những chất độc, đồng thời, táo nhân còn có tác động lớn đến quá trình thúc đẩy khả năng học tập và tăng cường trí nhớ của con người.
- Điều trị mồ hôi trộm: Đổ mồ hôi trộm là căn bệnh phổ biến ở cả trẻ em và người lớn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, táo nhân có tác dụng giúp điều chỉnh và giảm tiết mồ hôi trộm, cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ.
- Điều trị tối đa chứng hạ đường huyết: Các hoạt chất được lấy và chiết xuất từ hạt táo có tác dụng hỗ trợ kiểm soát rất tốt lượng đường trong máu, giúp cải thiện đáng kể khả năng dung nạp glucose. Điều này mở ra hướng điều trị mới trong y học hiện đại cho bệnh nhân tiểu đường nhờ vào y học cổ truyền.
3. Liều lượng dùng và cách sử dụng
Đối với người lớn, nên sử dụng khoảng từ 15 đến 20 hạt táo nhân (tương đương 0,8gram -1,8gram) là liều dùng phổ biến và phù hợp để đạt hiệu quả an thần và cải thiện tối đa giấc ngủ.
Việc sử dụng quá liều táo nhân có thể dẫn đến ngộ độc táo nhân và gây các triệu chứng ngoài ý muốn nghiêm trọng như mất tri giác và hôn mê. Với liều cao (6-15gram) như được ghi chép trong tài liệu y học cổ truyền, người dùng nên sao đen để giảm thiểu đáng kể độc tính của hạt táo sống.
4. Bài thuốc có chứa thành phần táo nhân
4.1. Chữa mất ngủ, khó ngủ và suy nhược thần kinh
- Nguyên liệu gồm có: Toan táo nhân sao đen lấy 6 gram, Tri mẫu lấy 4 gram, Cam thảo đong lấy 2 gram, Phục linh lấy 5 gram, Xuyên khung lấy 3 gram.
- Cách dùng bài thuốc: Người dùng cần mang những nguyên liệu trên, cho vào ấm đất hoặc ấm sứ đun cùng với 600ml nước, đun đến khi mức nước trong ấm còn khoảng 200ml rồi lấy nước ra, chia chỗ nước đã sắc được thành ba phần và uống trong ngày.
4.2. Chữa chứng bệnh mau quên, kém ăn uống và dễ mệt mỏi
- Nguyên liệu: Toan táo nhân sao đen đong lấy 16 gram , Viễn chí đong lấy 8 gram, Đảng sâm đong 12 gram, Xương bồ lấy 8 gram, Phục linh đong lấy 12 gram.
- Cách dùng bài thuốc: Người dùng cần mang những nguyên liệu trên, cho vào ấm đất hoặc ấm sứ đun cùng với 600ml nước, đun đến khi mức nước trong ấm còn khoảng 200ml rồi lấy nước ra, chia chỗ nước đã sắc được thành ba phần và uống trong ngày.
4.3. Chữa đổ mồ hôi trộm
- Nguyên liệu: Táo nhân sao đen đong lấy 20 gram, Đảng sâm đong lấy 12 gram, Phục linh đong lấy 12 gram.
- Cách dùng: Lấy những nguyên liệu trên, bỏ vào cối hoặc vật cán thành bột. Sau đó, trộn với nước cơm để uống. Hoặc cho vào ấm sắc cùng 600ml. Đun đến khi mức nước trong ấm còn khoảng 200ml rồi lấy nước ra, chia chỗ nước đã sắc được thành ba phần và uống trong ngày.
5. Kiêng kỵ
- Theo nghiên cứu của sách Bản Thảo Kinh Sơ: Phàm là người mắc kinh Can, Đởm và Tỳ có thực nhiệt thì không được dùng táo nhân.
- Theo nghiên cứu của sách Đắc Phối Bản Thảo: Những người mắc vấn đề về can vượng, phiền táo, mất ngủ do Can cường không được sử dụng.
- Theo nghiên cứu của Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: Toan táo nhân không được sử dụng cùng với Phòng kỷ.
- Theo nghiên cứu của Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Người gặp tình trạng thực tà, uất hỏa không được sử dụng.
Toan táo nhân có rất nhiều công dụng hữu ích và hỗ trợ tốt dưỡng tâm, an thần, hạn chế tối đa mồ hôi, điều trị dứt điểm mất ngủ, bệnh tim hồi hộp. Hiện nay, các sản phẩm từ táo nhân cũng đã được nghiên cứu và được kết hợp cùng nhiều thảo dược khác để tạo những sản phẩm hữu ích trong việc cải thiện giấc ngủ an toàn và hiệu quả. Sleepzgood là một sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất nghiêm ngặt. Với những thành phần chính có trong sản phẩm là cao táo nhân và cao lá vông, giúp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ tự nhiên và lành mạnh, khác hoàn toàn những loại thuốc ngủ trên thị trường. Bằng việc sử dụng công nghệ tinh chiết hiện đại và tân tiến nhất, viên uống của SleepzGood không những nhỏ gọn và tiện lợi mà còn đảm bảo được những công dụng và giá trị nguyên vẹn của các thành phần thảo dược. Trải nghiệm viên uống SleepzGood ngay hôm nay để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn và cùng tận hưởng cuộc sống tươi mới, nhiều năng lượng hơn!
Liên hệ ngay đến chuyên gia SleepzGood để được tư vấn miễn phí!