Mất ngủ ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Áp lực từ công việc, cuộc sống cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ ở người trẻBệnh mất ngủ ở người trẻ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần và khả năng hoạt động hàng ngày của người bệnh.

1. Mất ngủ ở người trẻ là gì?

Mất ngủ ở người trẻ là tình trạng những người trẻ tuổi khó hoặc không thể đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ sâu, dễ bị thức giấc nửa chừng hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ trở lại. Mất ngủ không chỉ diễn ra trong một vài đêm mà có thể kéo dài, gây ra sự mệt mỏi, giảm tập trung, giảm hiệu suất làm việc, dẫn đến nhiều hậu quả khác về mặt tinh thần và khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

Mất ngủ ở người trẻ dẫn đến nhiều hậu quả khác về mặt tinh thần và sức khỏe
Mất ngủ ở người trẻ dẫn đến nhiều hậu quả về mặt tinh thần và sức khỏe

2. Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến có thể kể đến bao gồm:

2.1. Áp lực, căng thẳng

Trong thời hiện đại, áp lực học tập và công việc có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi. Người trẻ phải đối mặt với các áp lực như:

  • Áp lực thi cử: Đối với học sinh, sinh viên, áp lực từ những kỳ thi, bài kiểm tra, dự án… gây ra tình trạng căng thẳng. Việc ôn tập đến tận đêm khuya, thức dậy sớm để học bài trong thời gian dài sẽ làm giảm thời gian ngủ cần thiết.
  • Yêu cầu công việc cao: Người trẻ tuổi có thể đối mặt với áp lực công việc, phải cố gắng hoàn thành công việc tốt và nhanh chóng. Đôi khi, nhiều người trẻ phải làm việc ngoài giờ để đáp ứng mục tiêu và kỳ vọng của cấp trên. Những người trẻ tuổi vừa học vừa làm sẽ gặp nhiều áp lực hơn và có nguy cơ mất ngủ cao hơn.
  • Áp lực về cuộc sống, tương lai: Người trẻ tuổi thường lo lắng về tương lai của mình, băn khoăn liệu bản thân có thể tìm được một công việc, vị trí, sự nghiệp tốt hay không.làm sao thăng tiến nhanh trong sự nghiệp, có thu nhập tốt, ổn định cuộc sống cũng có thể trở thành áp lực thường trực ở nhiều người trẻ, góp phần là nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi.
  • Cảm giác không đủ giỏi: Việc so sánh bản thân với bạn bè, đồng nghiệp, những người cùng độ tuổi nhưng đã đạt được nhiều thành tựu có thể khiến người trẻ cảm thấy mình không đủ giỏi. Điều này gây ra tình trạng kém tự tin, lo âu và căng thẳng, từ đó khó ngủ, mất ngủ.
  • Áp lực từ gia đình và xã hội: Một số người trẻ tuổi cảm thấy áp lực từ gia đình, xã hội khi bố mẹ, họ hàng mong đợi họ đạt được thành công nhất định trên con đường học vấn và sự nghiệp. Chính áp lực này đã dẫn đến cảm giác lo sợ thất bại và khiến người trẻ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ.
Áp lực học tập và công việc có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi.
Áp lực học tập và công việc có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi.

2.2. Thói quen sử dụng thiết bị công nghệ quá mức

Bệnh mất ngủ ở người trẻ có thể xuất phát từ thói quen sử dụng thiết bị công nghệ quá mức. Các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính, ipad, máy chơi game… đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị công nghệ quá mức, đặc biệt là vào buổi tối trước khi ngủ có thể trở thành nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ ở người trẻ.

Khi sử dụng các thiết bị công nghệ, ánh sáng xanh từ màn hình của những thiết bị này có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất melatonin – hormone giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ có thể làm giảm lượng melatonin cần thiết và khiến việc đi vào giấc ngủ trở nên khó khăn.

Thói quen sử dụng thiết bị công nghệ quá mức có thể dẫn đến chứng mất ngủ ở người trẻ
Thói quen sử dụng thiết bị công nghệ quá mức có thể dẫn đến chứng mất ngủ ở người trẻ

Hơn nữa, dùng thiết bị điện tử để lướt web, đọc tin tức, xem video trước khi ngủ… có thể khiến người trẻ gặp tình trạng căng thẳng và quá tải về thông tin, làm giảm khả năng thư giãn trước lúc ngủ. Việc liên tục kiểm tra thông báo, tin nhắn hay mạng xã hội cũng có thể tạo ra áp lực và cảm giác không thể “tắt máy”. Điều này dẫn đến tình trạng lo âu, mất kiểm soát và khó chịu khi không có thiết bị trong tay. Tất cả những vấn đề kể trên đều có thể dẫn đến chứng mất ngủ ở người trẻ.

2.3. Thói quen ăn uống chưa khoa học

Ăn uống là một phần quan trọng giúp cân bằng sức khỏe và tinh thần, hỗ trợ bạn có giấc ngủ ngon hơn. Người trẻ thường có thói quen ăn uống chưa khoa học và dẫn đến mất ngủ. Đi học, đi làm về trễ khiến người trẻ dễ ăn muộn hơn. Việc ăn nhiều trước giờ đi ngủ có thể gây khó khăn cho việc tiêu hóa và tạo ra cảm giác khó chịu khi nằm nghỉ, dẫn đến mất ngủ.

Thói quen dùng các loại thức uống chứa chất kích thích như cà phê, trà hay nước ngọt vào buổi chiều hoặc tối có thể tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ. Người trẻ thường xuyên dùng rượu bia hay đồ uống có cồn cũng có thể bị mất ngủ.

Ăn uống chưa khoa học dẫn đến mất ngủ
Ăn uống chưa khoa học dẫn đến mất ngủ

2.4. Sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích cũng góp phần dẫn đến tình trạng mất ngủ ở người trẻ. Cụ thể, việc dung nạp caffeine trong cà phê, trà, nước ngọt có ga và một số loại thuốc giảm đau sẽ tiềm ẩn nguy cơ làm giảm chất lượng giấc ngủ. Nicotine trong thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá điện tử cũng là một chất kích thích khiến người trẻ mất ngủ.

2.5. Không gian ngủ chưa phù hợp

Tình trạng mất ngủ ở người trẻ có thể do không gian ngủ chưa phù hợp. Những tiếng ồn ở môi trường bên ngoài, tiếng ồn từ các thiết bị điện tử hoặc tiếng động do các thành viên trong gia đình tạo ra có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh, giường nệm không êm ái, gối ngủ kém chất lượng… cũng là những yếu tố góp phần ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

2.6. Giờ giấc sinh hoạt không cố định

Tình trạng mất ngủ ở người trẻ có thể do giờ giấc sinh hoạt không ổn định. Rất nhiều người trẻ thích thức khuya và dẫn đến việc thiếu ngủ, làm mất đi sự cân bằng về thời gian ngủ. Thói quen ngủ nướng vào cuối tuần để bù giấc hoặc thức đêm liên tục rồi sau đó lại cố gắng đi ngủ sớm vào những ngày khác có thể khiến đồng hồ sinh lý bị rối loạn, làm giảm chất lượng giấc ngủ và khó đi ngủ vào những giờ cố định khi mong muốn.

2.7. Do bệnh lý

Các bệnh lý có thể dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ ở người trẻ bao gồm rối loạn lo âu, trầm cảm, đau nửa đầu, bệnh về tuyến giáp, viêm khớp, viêm xoang, bệnh tại đường hô hấp… Nếu không điều trị các bệnh lý này, tình trạng mất ngủ sẽ kéo dài không thuyên giảm.

3. Biểu hiện, triệu chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi

Các biểu hiện hay triệu chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi thường gặp gồm có:

  • Khó ngủ: Đây là tình trạng không thể chìm vào giấc ngủ sâu dù đã cố gắng nằm trên giường trong thời gian dài.
  • Thức giấc thường xuyên trong đêm: Giấc ngủ dễ bị gián đoạn và thường thức giấc nhiều lần giữa đêm cũng là một biểu hiện triệu chứng mất ngủ ở người trẻ.
  • Thức dậy sớm và không thể tiếp tục ngủ: Một số trường hợp mất ngủ ở người trẻ còn dẫn đến tình trạng thường xuyên tỉnh dậy vào sáng sớm và không thể tiếp tục ngủ lại.
  • Cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy: Sau một đêm dài, bạn vẫn cảm thấy như chưa được nghỉ ngơi và cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.
Cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy có thể là một biểu hiện triệu chứng mất ngủ ở người trẻ
Cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy có thể là một biểu hiện triệu chứng mất ngủ ở người trẻ

4. Tác hại của mất ngủ đối với người trẻ

Mất ngủ có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe và cuộc sống của người trẻ, chẳng hạn như:

  • Giảm hiệu suất làm việc và học tập: Chứng mất ngủ ở người trẻ dẫn đến tình trạng kiệt sức, mệt mỏi, thiếu năng lượng. Từ đó, khiến người trẻ không tỉnh táo, khó tập trung, hạn chế khả năng ghi nhớ và giảm hiệu suất làm việc.
  • Tăng nguy cơ gặp tai nạn: Do giảm tập trung và bị mệt mỏi, người trẻ mất ngủ có nguy cơ gặp tai nạn khi lái xe hay trong lúc thực hiện các hoạt động khác.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến tình trạng lo âu, căng thẳng và trầm cảm và mất ngủ càng thêm trầm trọng.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Một tác hại của chứng mất ngủ ở người trẻ chính là hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể dễ bị viêm, nhiễm khuẩn…
  • Tác động đến sức khỏe dài hạn: Mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và tăng huyết áp. Ngoài ra, mất ngủ kéo dài cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Mất ngủ gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe và cuộc sống của người trẻ
Mất ngủ gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe và cuộc sống của người trẻ

5. Điều trị mất ngủ ở người trẻ

Mất ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, đòi hỏi người bệnh phải tìm cách để khắc phục càng sớm càng tốt. Một số phương pháp giúp trị mất ngủ ở người trẻ có thể kể đến bao gồm:

  • Thay đổi lối sống và thói quen hàng ngày: Điều chỉnh giờ đi ngủ, tránh tiếp xúc với ánh sáng màn hình điện tử trước khi ngủ và tăng cường vận động có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Sử dụng thuốc theo đơn: Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp người bệnh cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Yoga và thiền: Đây là những phương pháp giúp thư giãn tinh thần và cơ thể, từ đó hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, góp phần khắc phục chứng mất ngủ ở người trẻ.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Hạn chế bia rượu, thuốc lá, caffein, hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều đường, không ăn quá nhiều vào buổi tối, uống sữa ấm trước khi ngủ… là những bí quyết giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ. Bổ sung một số hoạt chất thiên nhiên từ Blueberry (việt quất) và Ginkgo Biloba (bạch quả) có thể giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ, thiếu máu não, đau đầu.

6. Cách phòng ngừa mất ngủ cho người trẻ

Bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để phòng ngừa chứng khó ngủ, mất ngủ:

  • Lập lịch trình ngủ đều đặn: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian mỗi ngày, kể cả ngày nghỉ cuối tuần.
  • Tạo ra một môi trường ngủ tốt: Đảm bảo phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh.
  • Giới hạn việc tiêu thụ chất kích thích: Giảm cà phê, thuốc lá và đồ uống có cồn, đặc biệt là vào buổi chiều, tối.
  • Vận động cơ thể mỗi ngày: Hoạt động thể chất giúp cải thiện giấc ngủ nhưng nên tránh vận động quá mức trước khi đi ngủ.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ: Đọc sách, nghe nhạc nhẹ hay thiền định giúp cơ thể và tâm trí thư giãn, chuẩn bị cho một giấc ngủ ngon.
Vận động mỗi ngày góp phần giúp ngủ ngon hơn
Vận động mỗi ngày góp phần giúp ngủ ngon hơn

Lưu ý, khi bị mất ngủ kéo dài, bạn không nên chủ quan mà cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *