U nguyên bào thần kinh đệm (Glioblastoma) là loại ung thư não phát triển nhanh. Ung thư não xuất hiện khi các tế bào bình thường thay đổi và phát triển nhanh bất thường khỏi sự kiểm soát của cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu về loại ung thư não nguy hiểm này.
Thế nào là U nguyên bào thần kinh đệm (Glioblastoma)?
U nguyên bào thần kinh đệm (Glioblastoma) hay còn gọi là u nguyên bào thần kinh đệm đa hình thái (Glioblastoma multiforme), gọi tắt là GPM.
Ung thư não thường được đặt tên theo loại tế bào mà chúng khởi nguồn. GBM khởi nguồn là các tế bào thần kinh đệm – “glial”. Những tế bào này nằm xung quanh các tế bào thần kinh.
Khi các tế bào GBM phát triển, chúng ta rộng vào các phần bình thường trong não. Nó chính là nguyên nhân gây chèn ép não. Những hiện tượng này gây ra những triệu chứng của bệnh nhân.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ của chúng tôi
Đến tận ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ cơ chế tại sao một bệnh nhân mắc phải GBM. Sự tiếp cận với tia xạ càng sớm trong thời gian sống sẽ tăng nguy cơ mắc phải GBM.
Các triệu chứng của U nguyên bào thần kinh đệm?
Các triệu chứng thường gặp nhất gồm có:
- Đau đầu.
- Động kinh.
- Gặp vấn đề về trí nhớ và tư duy.
- Yếu cơ.
- Thay đổi thị lực như nhìn đôi hoặc nhìn mờ.
- Vấn đề về ngôn ngữ như trong việc diễn tả ngôn từ.
- Thay đổi tính tình.
Những tình trạng khác vẫn có thể xảy ra ở những bệnh nhân mắc GBM vậy nên có bất cứ than phiền nào hãy chủ động cho bác sĩ biết.
3. Bệnh nhân cần được thực hiện những xét nghiệm cận lâm sàng nào?
Bác sĩ sẽ cần thăm khám và chỉ định những phương tiện hình ảnh học như cộng hưởng từ MRI hay cắt lớp vi tính CT. Các phương tiện hình ảnh học cung cấp những hình ảnh về não bộ qua đó giúp phát hiện GBM hay các phát triển bất thường khác. Ngoài ra qua những hình ảnh thu được cũng giúp phát hiện được những thay đổi kèm theo mà có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của người bệnh.
Để xác định chính xác người bệnh mắc phải GBM, bác sĩ cần lấy một mẫu thử từ khối u và quan sát dưới kính hiển vi. Thông qua cuộc phẫu thuật, nếu nghi ngờ là GPM bác sĩ thường loại bỏ khối u nhiều nhất có thể và giữ lại mẫu thử. Mẫu thử có thể giúp trả lời câu hỏi rằng liệu có phải chính xác là GBM hay không, hay là một loại u não khác hay là các bệnh lý khác ở não.
Một vài bệnh nhân GBM không phải đối tượng can thiệp phẫu thuật để loại bỏ khối u. Nếu cuộc phẫu thuật không thể thực hiện được, bác sĩ có thể lựa chọn sinh thiết thông qua kim nhỏ để lấy tế bào từ khối u. Đây là lựa chọn ưu tiên ở các nhóm bệnh nhân:
- GBM nằm ở những vị trí khó, việc phẫu thuật đem lại nhiều rủi ro.
- GBM có kích thước quá lớn, vượt quá khả năng phẫu thuật.
- Bệnh nhân có nhiều rủi ro để phẫu thuật.
U nguyên bào thần kinh đệm được điều trị như thế nào?
Việc điều trị bệnh nhân GBM thường bao gồm nhiều lựa chọn:
- Phẫu thuật – trong cuộc phẫu thuật, bác sĩ loại bỏ khối u GBM càng nhiều càng tốt. Việc làm này có thể giúp giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Tuy nhiên phẫu thuật có thể gây tổn thương các phần não bình thường. Trong cuộc phẫu thuật bác sĩ cố gắng loại bỏ khối u mà không làm tổn thương thêm các phần não xung quanh
- Xạ trị – Xạ trị có thể giết chết một phần các tế bào ung thư. Hầu hết người bệnh có GBM thường xạ trị sau phẫu thuật
- Hóa trị – hóa trị là dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng. Hầu hết những bệnh nhân GBM thực hiện hóa trị cùng thời điểm với xạ trị và kéo dài 6 tháng sau khi kết thúc xạ trị
- Thiết bị điện – một thiết bị chạy bằng pin là một phương án điều trị khác. Thiết bị này được gắn trực tiếp vào da đầu và phát ra những điện trường cường độ thấp xung quanh khối u. Bệnh nhân không cảm nhận được điện trường này. Nếu dùng phương pháp này bạn sẽ cần đeo nó ít nhất 18 giờ mỗi ngày để đạt được hiệu quả điều trị
GBM có thể gây ra các cơn động kinh và chèn ép não bộ. Bác sĩ có thể cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị các triệu chứng của bệnh.
Theo dõi u nguyên bào thần kinh đệm sau điều trị như thế nào?
Sau các liệu pháp điều trị, bạn cần thường xuyên quay lại tái khám để chắc rằng GBM không tái phát. Việc theo dõi này bao gồm có thực hiện các phương tiện hình ảnh học (thường là cộng hưởng từ MRI) não bộ.
Bệnh nhân nên để ý các triệu chứng thường gặp của GBM và bất cứ khó chịu nào của cơ thể để thông báo với bác sĩ điều trị. Sự xuất hiện của các triệu chứng có thể liên quan đến việc tái phát của khối u.
Điều trị gbm tái phát như thế nào?
Ở nhiều bệnh nhân, GBM thường tái phát sau điều trị. Nếu hình ảnh học thể hiện sự thay đổi não bộ sau điều trị thường liên quan đến tình trạng GBM tái phát hoặc những tình trạng đáp ứng bất thường đối với điều trị. Bác sĩ có thể cần thực hiện lặp lại những phương tiện hình ảnh học để kiểm tra tình trạng tái phát của ung thư.
Nếu GBM tái phát hoặc lan rộng, bệnh nhân có thể cần thực hiện lại cuộc phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc các phương pháp điều trị khác. Bệnh nhân cần dùng thuốc để giúp điều trị các chèn ép não bộ hoặc động kinh. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương án điều trị tối ưu đối với từng bệnh nhân cụ thể.
Những việc bệnh nhân cần làm thêm
Bệnh nhân cần theo sát những hướng dẫn của bác sĩ và thông báo về bất cứ những bất thường trong quá trình điều trị.
Nếu GBM tái phát, phản hồi cho bác sĩ biết về những khó khăn trong việc áp dụng những liệu pháp điều trị mới. Bất cứ khi nào bác sĩ thông báo về việc áp dụng liệu pháp điều trị mới, cố gắng hỏi những vấn đề sau:
- Ưu điểm của những liệu pháp điều trị là gì? Liệu nó có giúp kéo dài sự sống? Liệu nó có làm giảm triệu chứng hiện tại?
- Những khuyết điểm nào của liệu pháp điều trị?
- Những lựa chọn thay thế nào có thể lựa chọn?
- Những việc gì gặp phải nếu không lựa chọn phương pháp điều trị này?
Bệnh u nguyên bào thần kinh đệm là một bệnh lý ung thư não nguy hiểm, phát triển nhanh và gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm và ảnh hưởng cả tính mạng của bệnh nhân.
Ngoài bệnh u nguyên bào thần kinh đệm, bệnh não úng thủy cũng gây ra những hậu quả nguy hiểm, cùng Youmed tham khảo thông tin cần biết trước khi đi khám bệnh.