Tai biến mạch máu não là bệnh lý thường gặp và để lại nhiều di chứng từ nhẹ đến nặng nề. Phục hồi sau tai biến mạch máu não là quá trình lâu dài, đòi hỏi người bệnh kiên nhẫn và thực hiện đúng phương pháp tập luyện dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Để có thêm những thông tin về quá trình phục hồi di chứng tai biến mạch máu não hay cùng tham khảo bài viết dưới đây.
1. Tai biến mạch máu não ảnh hưởng đến bệnh nhân như thế nào?
Tai biến mạch máu não ảnh hưởng đến bệnh nhân theo nhiều mức độ khác nhau. Có những bệnh nhân tai biến mạch máu não nhẹ và hầu như không để lại di chứng gì. Nhưng cũng có những bệnh nhân có những di chứng chức năng não nặng nề. Ví dụ như vài bệnh nhân có thể liệt một phần cơ thể hoặc không thể sử dụng ngôn ngữ sau tai biến.
Những di chứng lâu dài và thường gặp nhất sau tai biến mạch máu não:
-
Vấn đề ngôn ngữ :
Bệnh nhân tai biến mạch máu não đôi khi không thể nói chuyện hoặc mất khả năng hiểu lời nói hay chữ viết. Chứng mất ngôn ngữ- “Aphasia” chí là thuật ngữ y khoa miêu tả tình trạng này. Một số bệnh nhân có thể vẫn có thể nói chuyện nhưng nói chuyện lủng củng và khó hiểu hay còn rồi là chứng rối loạn vận ngôn – “dysarthria”.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ của chúng tôi
-
Yếu liệt hoặc rối loạn vận động :
Những bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não đôi khi có tình trạng yếu cơ hoặc liệt nửa người, có thể liệt nửa người trái hoặc phải. Yếu cơ có thể phát hiện ở cơ mặt, cánh tay hoặc chân. Tình trạng này còn được gọi là liệt nửa người – “hemiparesis”. Khi đó bệnh nhân có thể khó khăn trong việc đi lại, cầm nắm đồ vật hay thăng bằng cơ thể. Thêm vào đó, bệnh nhân có thể mất kiểm soát hoặc khó khăn trong các hành động chủ ý hay còn gọi là chứng mất phối hợp động tác – “apraxia”.
-
Rối loạn cảm giác vùng :
Di chứng tai biến mạch máu não có thể là sự giảm hoặc mất cảm giác vùng hoặc nửa người trái hoặc phải.
-
Gặp khó khăn trong việc ăn hoặc nuốt :
Những bệnh nhân di chứng tai biến đôi khi gặp khó khăn trong việc nuốt, hay còn gọi là chứng nuốt khó – “dysphagia”. Đôi khi dẫn đến tình trạng thức ăn di chuyển vào phổi. Điều này rất nguy hiểm do thức ăn có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi. Vài bệnh nhân cần phải đặt ống nuôi ăn để tránh tình trạng viêm phổi. Đôi khi việc điều chỉnh chế độ ăn phù hợp có thể giảm bớt tình trạng này.
-
Khó khăn trong tư duy, tính toán và thay đổi tính cách :
Bệnh nhân di chứng tai biến đôi khi gặp khó khăn trong việc tập trung. Một vài bệnh nhân khác lại có sự thay đổi tính cách, trở thành một người có tình cách khác so với trước tai biến.
-
Trầm cảm :
Bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não đôi khi gặp vấn đề trầm cảm. Trầm cảm khiến cho sự phục hồi sau tai biến khó khăn hơn. Rất quan trọng trong việc phát hiện và điều trị tốt trầm cảm sau tai biến.
-
Rối loạn đi tiểu :
Sau tai biến đôi khi gặp khó khăn trong việc đi tiểu. Bệnh nhân tiểu không thường tiểu không kiểm soát, đôi khi tình trạng này có phục hồi dần theo thời gian.
2. Quá trình phục hồi sau tai biến mạch máu não diễn ra như thế nào?
Trong suốt quá trình phục hồi, bệnh nhân tập luyện để cải thiện được các chức năng đã bị mất. Thậm chí khi một phần não bộ đã bị tổn thương bởi tai biến thì những phần não lành còn lại vẫn còn có khả năng học lại để lấy lại những chức năng trước đó.
Những bệnh nhân rối loạn ngôn ngữ sau tai biến có thể học lại cách phát âm, cách giao tiếp. Ở những bệnh nhân không thể đi lại có thể tập luyện đi lại từng bước (đôi khi việc này cần đến các thiết bị hỗ trợ đi lại).
Hồi phục thường là một quá trình cần điều trị liên tục tại các cơ sở phục hồi chứng năng. Ở các cơ sở phục hồi chứng năng có nhiều nhân viên y tế, những người có chuyên môn trong việc hỗ trợ và giúp đỡ những bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não. Ở một cơ sở phục hồi chức năng có thể giúp đỡ bệnh nhân.
- Tập luyện phục hồi lại những phần chứng năng đã mất
- Đưa ra những phương pháp tập luyện cũng như giải quyết các vấn đề xung quanh di chứng tai biến mạch máu não
Ví dụ về hoạt động ở các cơ sở phục hồi chức năng như:
- Nếu bạn gặp vấn đề về đi lại, những nhân viên y tế vật lý trị liệu có thể giúp bạn tìm cách tốt nhất để bắt đầu việc tập đi lại. Những nhân viên vật lý trị liệu này có thể đề xuất những thiết bị hỗ trợ cho việc tập luyện này mang lại hiệu quả cao nhất.
- Đối với những bệnh nhân mắc chứng khó nuốt, những nhân viên trị liệu chuyên biệt có thể chỉ ra những bài tập giúp cải thiện chứng năng nuốt. Thêm vào đó những đề xuất về thay đổi chế độ ăn và uống phù hợp sẽ giúp hạn chế tối đa việc gặp phải các vấn đề thức ăn đi vào phổi do nuốt khó.
- Còn đối với những bệnh nhân trầm cảm, vai trò trị liệu của các bác sĩ tâm lý rất quan trọng trong việc chỉ định đúng các thuốc điều trị trầm cảm và các liệu pháp tâm lý, nói chuyện và chia sẻ với người bệnh.
3. Cơ hội phục hồi hoàn toàn sau tai biến mạch máu não
Cơ hội phục hồi hoàn toàn ở bệnh nhân di chứng sau tai biến mạch máu não phục thuốc vào nhiều yếu tố như
- Độ lớn của vùng nào bị tai biến.
- Vị trí não xảy ra tai biến mạch máu não.
- Độ tuổi của bệnh nhân ( thường những bệnh nhân trẻ có tỷ lệ phục hồi tốt hơn những bệnh nhân lớn tuổi).
- Những bệnh lý đi kèm (ví dụ như ung thư hoặc suy tim).
- Những bệnh lý mắc phải sau tai biến mạch máu não.
- Việc điều trị, tập luyện bắt đầu càng sớm sau tai biến.
Não bộ vẫn có khả năng thích nghi và hồi phục lại một số chứng năng sau tai biến. Điều quan trọng nhất bệnh nhân cần được tập luyện sớm ở các cơ sở phục hồi chức năng. Dưới sự theo dõi của các chuyên gia và hệ thống chăm sóc tốt. Ngoài ra hãy kiên nhẫn, hồi phục đôi khi cần nhiều thời gian và trải qua nhiều phương pháp tập luyện khác nhau. Hãy luôn nhớ rằng công sức và sự kiên nhẫn luôn được đền đáp.
Bác sĩ Ngô Minh Quân
Bệnh lý huyết khối tĩnh mạch là một trong những vấn đề quen thuộc, đặc biệt trên những cơ địa đặc biệt. Bệnh xảy ra tần suất ngày càng nhiều và nguy cơ tử vong cao một khi xuất hiện biến chứng. Cùng YouMed tìm hiểu thêm nhé!
>>Xem thêm: Huyết khối tĩnh mạch : Bệnh ẩn chứa nhiều tai biến khó lường