Hội chứng tủy sống trung tâm hay còn gọi tắt là hội chứng tủy trung tâm, là một thuật ngữ y khoa mô tả một nhóm triệu chứng xảy ra khi phần trung tâm của tủy sống bị tổn thương. Cùng Youmed tìm hiểu về hội chứng nguy hiểm này nhé!
1. Thế nào là hội chứng tủy sống trung tâm?
Những bệnh nhân mắc hội chứng tủy sống trung tâm thường gặp nhất do tổn thương phần tủy sống vùng cổ. Tuy vậy, hội chứng này vẫn có thể xuất hiện khi tổn thương các phần tủy sống thấp hơn ở lưng.
Hội chứng tủy sống trung tâm vùng tủy cổ dẫn đến các triệu chứng ở tay và phần trên của cơ thể. Ở những bệnh nhân này bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng giảm cảm giác, thường là cảm giác với nhiệt độ, vùng da nửa thân trên, đôi khi còn biểu hiện triệu chứng yếu và gặp khó khăn trong cử động vùng tay và nửa thân trên. Một số bệnh nhân nặng còn có thể gặp khó khăn trong việc đi tiểu.
2. Nguyên nhân là gì?
Hội chứng tủy trung tâm có thể là hậu quả của tình trạng chấn thương cột sống cổ, hoặc do bệnh lý khối u trong ống sống. Tình trạng này còn có thể do bệnh nhân viêm thoái hóa đốt sống cổ. Đặc biệt là nhóm chấn thương cột sống cổ trên những bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ từ trước.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ của chúng tôi
Ở nhóm bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ, xương đốt sống bắt đầu yếu đi và những khối thoái hóa bắt đầu hình thành và ảnh hưởng đến tủy sống cổ, làm cho phần ống sống chứa tủy ngày một hẹp dần đi. Khi có một chấn thương cổ, tình trạng này ngày càng xấu đi, tổn thương tủy sống cổ càng nghiêm trọng hơn.
3. Khi nào cần khám bác sĩ?
Khi có bất cứ triệu chứng nghi ngờ cần đến các cơ sở y tế để bác sĩ có thể thăm khám chẩn đoán chính xác vấn đề bạn đang gặp phải có đúng là hội chứng tủy sống trung tâm hay nhóm bệnh lý khác.
Đặc biệt khi các triệu chứng xuất hiện đột ngột và tiến triển nhanh chóng, hay ngay lập tức đi khám tại các khoa cấp cứu. Đặc biệt là những trường hợp té cao hay do chấn thương.
4. Cần làm những xét nghiệm nào?
Khi có những triệu chứng của hội chứng tủy sống trung tâm, bệnh nhân có thể cần được thực hiện các phương tiện chẩn đoán hình ảnh học như cộng hưởng từ – MRI hay cắt lớp vi tính – CT scan. Những phương tiện này cung cấp những hình ảnh cụ thể bên trong cơ thể qua đó giúp bác sĩ có thể biết được tình trạng chèn ép hoặc tổn thương tủy sống có tồn tại hay không.
5. Điều trị như thế nào?
Phương pháp điều trị hội chứng tủy sống trung tâm khác nhau và phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên hội chứng là gì. Cụ thể là nếu nguyên nhân liên quan đến bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ, bác sĩ có thể cần thực hiện phẫu thuật để can thiệp loại bỏ các cấu trúc thoái hóa để giải phóng chèn ép cho tủy sống.
Ngoài ra những thuốc hỗ trợ cho quá trình phục hồi của tủy sống như nhóm thuốc STEROIDS cũng có thể được sử dụng. Nhóm thuốc STEROIDS được dùng ở nay không giống với nhóm thuốc STEROIDS mà chúng ta thường biết đến các vận động viên thể hình sử dụng trong việc kích thích tạo cơ. Mặc dù tên gọi có tương đồng nhưng nhóm STEROIDS dùng trong điều trị là nhóm thuốc có tác dụng giảm phù tủy qua đó hạn chế tối đa tổn thương nặng thêm.
6. Có thể ngăn ngừa được không?
Đôi khi, nếu bệnh nhân biết bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ nặng từ trước, bác sĩ có thể khuyến cáo bệnh nhân cố gắng tránh những trường hợp chấn thương cổ. Để làm được điều đó có những việc có thể giúp ích như :
- Tránh khuân vác đồ nặng, vận động thể thao cường độ cao, lưu ý sàn trơn hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm bạn ngã. Bên cạnh đó những việc làm cần di chuyển cổ quá nhiều cũng cần nên tránh
- Nếu bạn có lái xe, hãy kiểm tra kỹ tựa đầu trong xe của bạn để đúng vị trí để giữ đầu của bạn tránh va đập
- Hỏi bác sĩ về việc liệu bạn đã cần phải mang nẹp cổ để phòng ngừa hay chưa
7. Điều trị ở đâu?
Những cơ sở y tế có khoa ngoại thần kinh là nơi điều trị bệnh lý này. Ngoài ra nên bạn là bệnh nhân có thoái hóa cột sống cổ kèm theo nên được theo dõi và điều trị lâu dài bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
Trên đây là một số thông tin về hội chứng tủy sống trung tâm, Youmed hi vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh này nhé!
Bác sĩ Ngô Minh Quân
Ma túy là những chất có tính gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Khi đưa vào cơ thể người dưới bất kỳ hình thức nào, ma túy làm thay đổi tâm trạng, ý thức và hành vi của người sử dụng nó. Cùng Youmed tìm hiểu thêm về các loại ma túy nhé!
>> Xem thêm: Hé lộ sự thật về các loại ma túy nguy hiểm