Y học thường thức: Hội chứng sợ độ cao

Khi ở trên tầng cao của tòa nhà cao ốc và nhìn xuống bên dưới, đôi khi bạn sẽ cảm thấy hơi bồn chồn. Nhưng đối với một số người, họ phải trải qua một cơn sợ hãi cực độ, hoảng loạn hoặc buồn nôn. Đó có thể là biểu hiện của hội chứng sợ độ cao, là một trong những nỗi ám ảnh sợ phổ biến nhất trên thế giới. Nỗi ám ảnh sợ này không chỉ gây hoảng loạn cho bạn mà còn khiến bạn tránh né hoàn toàn những nơi cao.

Trong một số trường hợp, nỗi sợ xuất hiện ngay cả khi bạn nghĩ đến việc đi qua một cây cầu hoặc nhìn thấy một bức ảnh của một ngọn núi hoặc khung cảnh cao xung quanh có thể gây ra sợ hãi và lo lắng. Sự ảnh hưởng và đau khổ này thường gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Qua loạt bài, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về hội chứng sợ độ cao là gì? Bao gồm cả biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục nó.

Hội chứng sợ độ cao là nỗi ám ảnh của rất nhiều người (Nguồn ảnh: VectorStock)

1. Hội chứng sợ độ cao

Hội chứng sợ độ cao (acrophobia) bắt nguồn từ cuối thế kỷ thứ 19, các bác sĩ và các nhà nghiên cứu bệnh học kết hợp từ ngữ Hy Lạp để nói về độ cao (acro) và từ ám sợ (phobia) để tạo ra thuật ngữ. Mặc dù biểu hiện có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể, nhưng vẫn có những nét chung như cảm thấy khó thở, thở gấp, nhịp tim không đều, đổ mồ hôi và buồn nôn.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tâm lý, tải ngay ứng dụng YouMed.

Đáng lo ngại, trong một số ghi nhận, cá nhân rơi vào nguy hiểm khi là những trải nghiệm sợ độ cao xuất hiện, đôi khi là hoảng loạn trước một tình thế nguy hiểm như khi đang đứng trên tầng thượng của tòa nhà cao ốc, trên cầu hoặc bậc thang cao với sự gia tăng nguy cơ té ngã hoặc rơi xuống.

Nỗi ám sợ không phải luôn cần điều trị. Đối với một số trường hợp, việc né tránh đối tượng gây cho mình sợ hãi là bình thường và không ảnh hưởng lớn đến các hoạt động hằng ngày của họ. Với việc điều trị hội chứng sợ độ cao thì có một số liệu  pháp hiệu quả. Để biết thêm thông tin bạn có thể tham khảo tại bài viết: “Hội chứng sợ độ cao: Nguyên nhân và điều tr

2. Các biểu hiện như thế nào?

Về biểu hiện của hội chứng sợ độ cao cũng tương tự như phản ứng với những ám sợ (phobia) khác. Và bất kỳ độ cao nào cũng có thể gây ra sợ hãi cho bạn từ vài mét đến vài trăm mét. Những nhóm triệu chứng chính bao gồm:

  • Triệu chứng cảm xúc: Bạn có thể cảm thấy sợ hãi khi nhận thấy đôi khi là nghĩ tới mình đang ở cách một độ cao nào đó với mặt đất. Theo bản năng, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm thứ gì đó để bám vào và thấy rằng bạn không an toàn, có thể rơi xuống bất cứ lúc nào.
  • Triệu chứng thực thể: Bạn có thể bắt đầu run rẩy, đổ mồ hôi, cảm thấy tim đập nhanh và thậm chí khóc hoặc la hét. Bạn có thể cảm thấy sợ hãi và tê liệt. Nó có thể trở nên hoảng loạn.
  • Lo lắng và tránh né: bạn sẽ bắt đầu sợ những tình huống có thể khiến mình phải đối mặt với những nơi cao. Ví dụ, bạn có thể lo lắng rằng một kỳ nghỉ sắp tới sẽ ở phòng khách sạn trên tầng cao. Bạn sẽ không thể sử dụng thang thoát hiểm trong những tình trạng nguy hiểm. Bạn có thể tránh đến công ty nếu ở đó có ban công hoặc cửa sổ nhìn ra bên ngoài.

Cụ thể, Triệu chứng thực thể của hội chứng sợ độ cao có thể bao gồm:

  • Tăng tiết mồ hôi
  • Đau ngực hoặc đau thắt
  • Tăng nhịp tim khi nhìn thấy hoặc nghĩ đến những nơi cao
  • Cảm thấy lo lắng hoặc lâng lâng khi bạn nhìn thấy hoặc nghĩ về chiều cao
  • Run rẩy khi phải đối mặt với độ cao
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc giống như bạn bị ngã hoặc mất thăng bằng khi bạn nhìn lên một nơi cao hoặc từ trên cao nhìn xuống
  • Né tránh nơi có thể khiến bạn gặp độ cao và sự né tránh này làm cho cuộc sống hàng ngày của bạn trở nên khó khăn hơn.

Triệu chứng cảm xúc có thể bao gồm:

  • Trải qua hoảng loạn khi nhìn thấy những nơi cao hoặc suy nghĩ về việc phải đi lên một nơi cao
  • Cực kỳ sợ bị mắc kẹt ở đâu đó trên cao như ở nhà chung cư
  • Trải qua cảm giác lo lắng và sợ hãi tột độ khi bạn phải leo cầu thang, nhìn ra cửa sổ hoặc lái xe dọc theo cầu vượt
  • Lo lắng quá mức về việc gặp phải độ cao trong tương lai

Người bị hội chứng sợ độ cao sẽ trải qua hoảng loạn khi nhìn thấy những nơi cao hoặc suy nghĩ về việc phải đi lên một nơi cao (Nguồn ảnh:NY Daily News)

3. Hội chứng sợ độ cao được chẩn đoán như thế nào?

Nỗi ám sợ độ cao sẽ trở thành một vấn đề sức khỏe tâm thần nếu như nó gây đau khổ và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn và đáp ứng với các tiêu chuẩn chẩn đoán trong nhóm rối loạn ám sợ đặc hiệu (Speciffic Phobia) trong các hệ thống chẩn đoán sức khỏe tâm thần. Vì vậy, chứng sợ độ cao chỉ có thể được chẩn đoán bởi một chuyên gia về sức khỏe tâm thần. Bạn có thể tìm kiếm một sự hỗ trợ từ các bác sĩ tâm thần hoặc chuyên viên tâm lý lâm sàng giúp chẩn đoán và điều trị.

Họ có thể sẽ bắt đầu bằng cách hỏi bạn mô tả những gì xảy ra khi phải đối mặt với tình huống trên cao. Hãy đề cập đến bất cứ các biểu hiện thể chất lẩn tinh thần nào khác mà bạn đã phải trải qua do nỗi sợ độ cao này và bạn đã trải qua trong bao lâu.

Hãy tìm kiếm liên lạc với các chuyên gia về sức khỏe tâm thần nếu như bạn:

  • Chủ động tránh tình huống đối mặt với độ cao
  • Dành nhiều thời gian để lo lắng về việc gặp phải đối mặt với độ cao
  • Thấy rằng thời gian những biểu hiện do sợ độ cao này bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn
  • Phản ứng từ nỗi sợ hãi và lo lắng ngay lập tức khi bạn gặp độ cao
  • Có những triệu chứng này trong thời gian hơn 6 tháng

Hy vọng với bài viết trên đã cung cấp thêm cho mọi người những thông tin thiết thực xoay quanh hội chứng sợ độ cao. Tuy nhiên, chứng bệnh này có để được điều trị để giúp bạn thoát khỏi nỗi ám ảnh

Bác sĩ:  Nhiêu Quang Thiện Nhân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *