Động kinh là bệnh thần kinh rất thường gặp, tại Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân động kinh trong dân số chiếm khoảng 1%. Bệnh còn chưa được hiểu rõ trong cộng đồng dẫn đến việc xử trí ban đầu còn chưa đúng và điều trị còn khó khăn. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây của bác sĩ Ngô Minh Quân!
1. Thế nào là bệnh động kinh?
Cơn động kinh là tình trạng phát sinh những sóng điện thế hoạt động bất thường tại não bộ. Cơn động kinh có thể làm người bệnh di chuyển, cử động tự ý hoặc ngất đi. Hầu hết thường không kéo dài quá vài phút.
Bệnh động kinh là tình trạng lặp đi lặp lại nhiều lần các cơn động kinh. Tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân xuất hiện các cơn đều mắc chứng động kinh. Những vấn đề sức khỏe khác như hạ đường huyết hoặc nhiễm trùng cũng có thể là nguyên nhân của các cơn động kinh. Ngoài ra những trường hợp lo lắng hoặc ngất xỉu khác cũng có biểu hiện tương tự một cơn động kinh.
Các nguyên nhân thường gặp là:
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ của chúng tôi
- Vô căn.
- Thay đổi thuốc hay ngưng thuốc chống động kinh.
- Bệnh lý mạch máu.
- Bệnh lý não do biến dưỡng.
- Cai rượu.
- U não.
- Chấn thương sọ não.
- Viêm màng não.
- Viêm não.
Confusion: nhầm lẫn
Aura: Cảm giác bất thường
Sudden falls: ngã đột ngột
Staring: nhìn chằm chằm
Uncontrollable jerking movements: giật không kiểm soát
Strange sensations and emotions: cảm giác lạ, thay đổi cảm xúc
Loss of consciousness or awareness: mất ý thức hoặc mất nhận thức
2. Triệu chứng của bệnh
Có nhiều loại động kinh khác nhau, tùy thuộc nguyên nhân gây ra là gì mà có những triệu chứng khác nhau.
Những bệnh nhân động kinh dạng vận động thường có những cơn co giật dữ dội, nhưng cũng có những bệnh nhân thường chỉ xuất hiện những rối loạn cử động rất nhẹ. Hay như những bệnh nhân động kinh biểu hiện là sự co giật ở chỉ một cánh tay hoặc một phần nhỏ trên khuôn mặt, một số khác lại chỉ biểu hiện sự không đáp ứng hoặc thờ ơ trong một thời gian ngắn.
- Nhầm lẫn.
- Cảm giác bất thường.
- Ngã đột ngột.
- Nhìn chằm chằm.
- Co Giật không kiểm soát.
- Thay đổi cảm xúc.
- Mất ý thức hoặc mất nhận thức.
3. Khi nào cần đi khám?
Nếu trường hợp bạn chưa từng có những cơn động kinh thay gọi cấp cứu và nhập viện ngay khi có những triệu chứng liên quan. Có những dấu hiệu động kinh là những biểu hiện của những bất thường trong não bộ.
4. Bệnh động kinh được điều trị như thế nào?
Một phương pháp điều trị đúng là phải dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu động kinh do nhiễm trùng, bạn có thể cần điều trị kháng sinh và theo dõi tình trạng nhiễm trùng. Còn nếu động kinh lặp đi lặp lại do bệnh lý động kinh, bạn có thể cần dùng nhóm thuốc chống động kinh để điều trị.
Một vài bệnh nhân cần uống và thay đổi nhiều loại thuốc khác nhau để tìm được đúng loại thuốc hiệu quả. Động kinh tương đối khó khống chế nhưng nếu bệnh nhân cùng bác sĩ cùng nhau đồng hành trên một liệu trình điều trị lâu dài, đó sẽ là cơ hội tốt để tìm được liệu pháp điều trị hiệu quả và phù hợp nhất cho người bệnh.
5. Thuốc chống động kinh có gây ra tác dụng phụ?
Có, những thuốc chống động kinh có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Chúng có thể làm bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi hoặc vụng về , đôi khi cũng gây ra những vấn đề nghiêm trọng khác. Nếu có bất cứ bất tiện trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân nên báo cho bác sĩ biết sớm. Bác sĩ điều trị có thể giúp bạn tìm ra loại thuốc nào gây ra tác dụng phụ và giúp bạn giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ. Hầu hết các tác dụng phụ ở mức độ vừa phải, tuy nhiên có hai tác dụng phụ hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm là:
- Thuốc chống động kinh tăng nguy cơ tự tử: hãy thông báo cho bác sĩ biết ngay từ khi bạn thấy cảm xúc ảnh hưởng, thường xuyên buồn hay có những ý định làm tổn hại bản thân.
- Thuốc chống động kinh có thể gây ra những phát ban da nghiêm trọng: thông báo cho bác sĩ biết ngay khi phát hiện những nốt phát ban khi dùng thuốc chống động kinh.
6. Làm gì nếu thuốc không hiệu quả với tôi?
Nếu bạn vẫn tiếp tục động kinh mặc dù đã dùng và thay đổi qua nhiều loại thuốc, có thể khi đó là lúc cần tìm hiểu và lựa chọn liệu pháp điều trị khác. Một vài bệnh nhân cần đến phẫu thuật, qua đó loại bỏ phần não bộ bất thường gây ra các cơn động kinh. Hoặc cũng có bệnh nhân đặt những thiết bị đặc biệt vào ngực để giúp kiểm soát các cơn động kinh.
Phẫu thuật có thể được chỉ định ở nhóm bệnh nhân động kinh có nguyên nhân là các tổn thương tại não như: u não, áp xe não… Động kinh cục bộ, động kinh kháng trị với các phương pháp điều trị nội khoa (> 2 loại thuốc phụ hợp). Hiện diện ít nhất 2 năm, gây trở ngại trong học tập, việc làm và sinh hoạt hằng ngày.
Hãy đảm bảo không lái xe khi chưa hoàn toàn kiểm soát được các cơn động kinh. Luật pháp có quy định về trường hợp quyền lái xe ở những bệnh nhân động kinh, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc an toàn khi lái xe và tìm hiểu về luật pháp trước khi quyết định tự tham gia giao thông.
Bên cạnh đó nếu động kinh không kiểm soát được hãy luôn giữ bản thân an toàn. Ví dụ như không bơi lội một mình hoặc tránh leo cao.
7. Làm thế nào để bệnh có thể giảm bớt?
Những việc có thể làm như:
- Uống thuốc điều đặn và tuân thủ đúng về liều lượng và thời gian dùng thuốc.
- Thông báo ngay với bác sĩ về bất cứ khó chịu nào trong thời gian dùng thuốc, việc này giúp người bệnh và bệnh nhân cùng nhau tìm được loại thuốc động kinh phù hợp nhất.
- Luôn tái khám nhận thuốc đầy đủ và tránh ngưng thuốc, việc ngưng thuốc đột ngột có thể làm khởi phát động kinh.
- Trong thời gian dùng thuốc động kinh, luôn hỏi ý kiến bác sĩ về những thuốc uống cùng. Thuốc động kinh có thể có những tương tác không tốt với những thuốc uống cùng, kể các các thuốc không kê toa.
- Không uống thức uống có cồn, việc này làm tăng nguy cơ động kinh, ảnh hưởng tác dụng của thuốc và cả làm tăng các tác dụng phụ của thuốc.
- Thời gian ban đầu nên tái khám mỗi 2 tuần trong 2 tháng (giúp đánh giá đáp ứng thuốc, tác dụng phụ, điều chỉnh liều). Khi ổn định có thể theo dõi mỗi 1-2 tháng.
8. Khi lên cơn động kinh, người nhà nên xử trí gì?
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách người nhà nên xử trí khi người thân lên cơn động kinh. Một vài bệnh nhân thường xuyên lên cơn động kinh và họ đôi khi không cần luôn luôn nhập viện khi động kinh. Tuy nhiên nếu động kinh kéo dài bất thường trên 5 phút hoặc sau động kinh người bệnh ngất đi và không đánh thức dậy được là những trường hợp cần phải nhập viện cấp cứu.
Người nhà không nên cố gắng nhét các vật lạ vào miệng bệnh nhân trong cơn động kinh. Thay vào đó hãy cố gắng giữ người bệnh tránh va đập vào những vật cứng hay sắt nhọn.
9. Nếu mang thai bệnh nhân động kinh cần làm gì?
Nếu đang dùng thuốc chống động kinh, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ để đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến thai kỳ. Một vài thuốc chống động kinh có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu việc đó xảy ra, việc đổi thuốc cần thực hiện trước khi bạn có ý định mang thai.
Trên đây là những kiến thức bước đầu tìm hiểu về động kinh. Một bệnh lý thường gặp, còn nhiều hiểu lầm trong cách xử trí ở cộng đồng.
Đau đầu là triệu chứng thần kinh thường gặp nhất trong thực hành thần kinh chung. Hội chứng đau đầu có thể là một căn bệnh, cũng có thể là triệu chứng của bệnh nội, ngoại khoa khác nhau.