Hiểu cảm xúc có thể là chìa khóa cho các mối quan hệ tốt hơn. Giúp cải thiện hạnh phúc và kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ hơn. Chủ đề về trí tuệ cảm xúc đã tiếp tục thu hút sự quan tâm của công chúng kể từ đó. Và trở nên quan trọng trong các lĩnh vực ngoài tâm lý học. Bao gồm giáo dục và kinh doanh. Vậy bạn hiểu gì về trí tuệ cảm xúc?
Các thành phần của trí tuệ cảm xúc
Salovey và Mayer đã đề xuất một mô hình xác định bốn cấp độ khác nhau của trí tuệ cảm xúc. Bao gồm:
- Nhận thức cảm xúc: Bước đầu tiên để hiểu cảm xúc là nhận thức chúng một cách chính xác. Trong nhiều trường hợp, điều này có thể liên quan đến việc hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể và nét mặt của mình lẩn người khác
- Sử dụng cảm xúc: Bước tiếp theo liên quan đến việc sử dụng cảm xúc để thúc đẩy suy nghĩ và hoạt động nhận thức. Cảm xúc giúp ưu tiên những gì chúng ta chú ý và phản ứng. Chúng ta sẽ đáp ứng cảm xúc với những điều thu hút sự chú ý của chúng ta.
- Hiểu cảm xúc: Những cảm xúc mà chúng ta cảm nhận có thể mang nhiều ý nghĩa. Nếu ai đó đang thể hiện cảm xúc tức giận. Người quan sát phải giải thích nguyên nhân của sự tức giận của người đó và ý nghĩa của nó. Ví dụ, nếu sếp của bạn tỏ ra tức giận, điều đó có nghĩa là anh ta không hài lòng với công việc của bạn. Hoặc có thể là vì anh ta có một vé phạt từ cảnh sát giao thông trên đường đi làm sáng nay.
- Điều chỉnh cảm xúc: Các khả năng quản lý cảm xúc một cách hiệu quả là một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Và là mức độ cao nhất. Điều chỉnh cảm xúc, phản ứng phù hợp trong tình huống. Hay phản ứng với cảm xúc của người khác. Đó là tất cả các khía cạnh quan trọng của quản lý cảm xúc.
Trí tuệ cảm xúc vận hành
Theo Salovey và Mayer, bốn thành phần trong mô hình của họ được “sắp xếp từ các quá trình tâm lý cơ bản hơn đến các quá trình tích hợp tâm lý cao hơn. Ví dụ, thành phần cấp thấp nhất liên quan đến các khả năng đơn giản là nhận thức và thể hiện cảm xúc. Thành phần cấp cao liên quan đến sự điều tiết và phản xạ của cảm xúc.
Điển hình cho thành phần đầu tiên là nhận thức cảm xúc của chính mình. Những người thông minh về cảm xúc giỏi trong việc hiểu cảm xúc của chính họ. Tự nhận thức cho phép mọi người xem xét nhiều yếu tố khác nhau đóng góp vào cảm xúc của họ.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Sức khỏe tâm thần, tải ngay ứng dụng YouMed.
Bạn có thể đặt mình vào vị trí của người khác. Một phần lớn của trí tuệ cảm xúc là có thể nghĩ và đồng cảm với người khác. Điều này thường liên quan đến việc xem xét cách bạn sẽ cảm thấy nếu bạn ở trong tình huống tương tự. Với những người có trí tuệ cảm xúc cao. Họ có thể xem xét quan điểm, kinh nghiệm và cảm xúc của người khác. Và xem xét cách cư xử.
Thành phần cao hơn có thể là xem xét tình huống trước khi phản ứng. Những người thông minh về cảm xúc biết rằng cảm xúc có thể có cường độ mạnh tạm thời. Khi một sự kiện kèm cảm xúc xảy ra. Chẳng hạn như tức giận với đồng nghiệp về một xung đột nào đó. Họ có thể chậm một nhịp. Điều này cho phép họ bình tĩnh cảm xúc. Suy nghĩ hợp lý hơn về các yếu tố xung quanh để có động thái tiếp theo.
Phát triển trí tuệ cảm xúc
Rõ ràng, thông minh về mặt cảm xúc rất quan trọng. Bạn có thể thực hiện những bước nào để cải thiện các kỹ năng xã hội và cảm xúc của chính mình? Dưới đây là một số lời khuyên.
Lắng nghe: Nếu bạn muốn hiểu những gì người khác đang cảm thấy. Bước đầu tiên là chú ý. Dành thời gian để lắng nghe những gì mọi người đang cố nói với bạn, cả bằng lời nói lẩn phi ngôn ngữ. Ngôn ngữ cơ thể có thể mang rất nhiều ý nghĩa. Khi bạn cảm thấy rằng ai đó đang cảm thấy theo một cách nhất định. Hãy xem xét các yếu tố khác nhau có thể đóng góp cho cảm xúc đó.
Thông cảm: Nhận diện được cảm xúc là rất quan trọng. Nhưng bạn cũng cần có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác. Để thực sự hiểu quan điểm của họ. Thực hành đồng cảm với người khác. Hãy tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy thế nào trong tình huống của họ. Những hoạt động như vậy có thể giúp bạn xây dựng sự hiểu biết về cảm xúc. Cảm xúc ấy trong một tình huống cụ thể. Điều này giúp phát triển các kỹ năng cảm xúc mạnh mẽ hơn trong thời gian dài.
Suy ngẫm: Khả năng suy luận bằng cảm xúc là một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Xem xét làm thế nào cảm xúc của riêng bạn ảnh hưởng đến quyết định và hành vi của bạn. Khi bạn đang suy nghĩ về cách người khác phản ứng, hãy đánh giá vai trò mà cảm xúc của họ đóng.
Khi bạn khám phá những câu hỏi như vậy. Bạn có thể thấy rằng việc hiểu được vai trò của cảm xúc đối với cách mọi người suy nghĩ và hành xử trở nên dễ dàng hơn. Rèn luyện trí tuệ cảm xúc không phải là thuốc chữa bách bệnh. Nhưng nó sẽ thây đổi cách chúng ta nhìn nhận những cảm xúc tiêu cực. Mang lại cho ta một những cách thức xây dựng cuộc sống hạnh phúc.