Những cá nhân có xu hướng tránh né rất nhiều vào người khác. Họ thường trải qua cảm giác không thỏa đáng, kém cỏi hoặc không được thu hút. Họ thường chịu sự chỉ trích từ người khác và tránh tham gia vào các hoạt động mới hoặc kết bạn. Đó là những nét đặc trưng của một rối loạn nhân cách, gọi là nhân cách tránh né. Nhưng không hẳn bất kỳ ai có những đặc trưng trên đều mắc rối loạn nhân cách tránh né. Để hiểu hơn, chúng ta hãy cùng đến với bài viết.
Rối loạn nhân cách tránh né là gì?
Rối loạn nhân cách tránh né là một rối loạn sức khỏe tâm thần, thuộc nhóm C (Lo lắng) rối loạn nhân cách. Trong đó:
- Rối loạn này có đặc trưng là cảm giác hồi hộp, sợ hãi khi tiếp xúc mối quan hệ xã hội.
- Thường có lòng tự trọng thấp (đánh giá thấp bản thân)
- Phản ứng thái quá với các lời chỉ trích, đánh giá.
- Họ luôn cảm thấy không thoải mái trong các tình huống xã hội. Dẫn đến việc tránh né tham gia các hoạt động nhóm và sợ đám đông.
Theo ước tính, thế giới có khoảng 2% dân số mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ giới, tiềm ẩn từ khi người bệnh còn trong độ tuổi trẻ em. Cũng như hầu hết các loại rối loạn về nhân cách, rối loạn này thường không được chẩn đoán ở những người dưới 18 tuổi.
Chỉ khi những đặc trưng tính cách bị tránh né này trở nên kém linh hoạt hay có khả năng làm suy yếu đi đáng kể các chức năng sống của họ và làm cho người đó có cảm thấy đâu khổ thì mới được xác định là hội chứng rối loạn nhân cách tránh né.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tâm lý, tải ngay ứng dụng YouMed.
Có thể bạn quan tâm:
Bạn đã từng gặp một người và có cảm giác họ rất kì quặc, lập dị? Họ có vẻ tách biệt với tập thể, thờ ơ với xung quanh và khó giao tiếp. Hay chính bạn cũng đang trải qua những điều tương tự? Trong tâm thần học, tâm lý học, có một loại rối loạn giải thích cho những đặc điểm trên. Đó chính là bệnh rối loạn nhân cách phân liệt. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn với bài viết: Rối loạn nhân cách phân liệt nhé!
Dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn nhân cách tránh né
Theo như DSM-5, rối loạn nhân cách tránh né cần phải bao gồm có đa phần (hơn 4 tiêu chuẩn). Nó thường bắt dầu sớm ở tuổi trưởng thành và thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Tránh xa các hoạt động mà phải tiếp xúc với người khác do sợ bị phê bình, sợ không được chấp thuận hoặc sợ bị bỏ rơi.
- Không muốn kết bạn với người khác trừ những người họ thích.
- Luôn kiềm chế trong lúc khởi đầu các mối quan hệ do xấu hổ hoặc sợ bị chê cười.
- Luôn sợ bị phê bình, chỉ trích hoặc bị bỏ rơi trong các tình huống xã hội.
- Hạn chế các mối quan hệ với mọi người do luôn cho rằng mình kém cỏi.
- Luôn cho rằng mình không có chỗ trong xã hội, không hấp dẫn hoặc kém cỏi.
- Thỉnh thoảng giao động về các mối nguy cơ khi kết bạn với người khác hoặc lưỡng lự trong mọi hoạt động mới vì chúng có thể gây tăng sự lúng túng.
Sẽ không phải là bất thường khi ai đó quan tâm đến cách người khác nhìn nhận của người khác về mình. Tuy nhiên, cá nhân tồn tại lâu dài cảm xúc bị ức chế, không thỏa mãn hay quá nhậy cảm trong các mối quan hệ xã hội. Chỉ khi những đặc trưng này trở nên kém linh hoạt, làm suy yếu đi đáng kể các chức năng sống của họ, làm cho người đó có cảm thấy đâu khổ thì mới được xác định là hội chứng rối loạn.
Nguyên nhân rối loạn nhân cách tránh né
Nhân cách là sự kết hợp giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khiến mọi người trở nên độc đáo. Nhân cách tác động đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân và niềm tin chúng ta về người khác lẩn thế giới xung quanh.
Nguyên nhân của rối loạn nhân cách tránh né được cho là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố từ sinh học đến môi trường.
1. Yếu tố sinh học (Biến đổi gen, di truyền tính cách)
Hai yếu tố sinh học là biến đổi gen và di truyền tính cách từ bố và mẹ có thể coi là có liên quan mật thiết đến căn bệnh này. Theo đó, trong mô hình 5 yếu tố thể hiện về tính cách: hướng ngoại, tận tâm, dễ chịu, sẵn sàng muốn trải nghiệm, cảm xúc âm tính thì chứng rối loạn thần kinh có tỷ lệ di truyền cao lên đến 30%.
2. Yếu tố tâm lý
Bệnh nhân có những ký ức trong quá khứ thường lo âu sẽ tạo nên tính cách nhút nhát, thu mình lại trong xã hội, tìm cách tránh né và sợ đối mặt với nhiều mối quan hệ trong cuộc sống.
3. Yếu tố môi trường xã hội
Không những thế, đối tượng thường xuyên gặp cảm xúc đau đớn gây ra từ người thân, người xung quanh khi họ bị phê phán, chỉ trích cũng là một nguyên nhân hàng đầu. Chính vì thế, đây là yếu tố làm cho người bệnh thường trong thế phòng thủ, từ đó họ cho rằng tránh những mối quan hệ là một cách để giảm thiểu cảm xúc tổn thương.
Điều trị rối loạn nhân cách tránh né
1. Tâm lý trị liệu
Sau chẩn đoán, bác sĩ sẽ chọn cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp hiệu quả nhất hiện nay gồm: tâm lý trị liệu tâm động năng, liệu pháp nhận thức hành vi và dùng thuốc.
2. Trị liệu tâm động năng (Psychodynamic)
Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh rối loạn nhân cách tránh né. Theo đó, chuyên gia trị liệu sẽ sử dụng liệu pháp tâm lý nhằm giúp bệnh nhân xác định niềm tin vào bản thân và người khác. Nó cũng nhằm mục đích giúp các hoạt động xã hội của họ được thuận lợi hơn.
Trị liệu tâm động năng được tiến hành qua các buổi nói chuyện. Từ đó, người bệnh sẽ dần nhận thức được những suy nghĩ vô thức, hiểu được những trải nghiệm trong quá khứ ảnh hưởng đến hành vi hiện tại như thế nào. Điều này cho phép họ kiểm tra và giải quyết những tổn thương trong quá khứ.
Sau trị liệu, phần lớn người bệnh đều sẽ có cái nhìn lành mạnh hơn về bản thân và cách người khác nhìn nhận mình. Tâm động năng với nhóm rối loạn này mang đến kết quả khả quan và hiệu quả kéo dài.
3. Trị liệu hành vi nhận thức
Trị liệu hành vi nhận thức (CBT – Cognitive Behavioral Therapy) cũng là một hình thức trị liệu nói chuyện. Theo đó, nhà trị liệu sẽ dùng lời nói để giúp người bệnh nhận ra và thay thế những niềm tin, những suy nghĩ không lành mạnh. Chuyên gia cũng sẽ khuyến khích họ kiểm tra suy nghĩ và niềm tin để xem liệu chúng có cơ sở thực tế hay không. Song song với đó, các ý nghĩ lạc quan sẽ được hình thành.
Có nhiều cách tiếp cận liên quan đến liệu pháp trị liệu hành vi nhận thức thường được các chuyên gia sức khỏe tâm thần áp dụng, bao gồm: liệu pháp hành vi biện chứng, liệu pháp schema,…
4. Điều trị bằng thuốc
Các tổ chức về y tế lớn trên thế giới vẫn chưa phê duyệt bất kỳ loại thuốc đặc trị nào cho chứng rối loạn nhân cách tránh né. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân để giảm cảm giác lo lắng và cách bệnh đồng mắc cho họ.
Người mắc rối loạn nhân cách tránh né có thể dễ bị trầm cảm , lưỡng cực và rối loạn lo âu. Lo âu xã hội đặc biệt gắn liền với nhân cách tránh né.
Rối loạn này sẽ khiến cho cuộc sống người bệnh trở nên rất khó khăn. Bệnh nhân cần được áp dụng các phương pháp điều trị rối loạn nhân cách tránh né càng sớm càng tốt, tránh để phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần nguy hiểm khác.