Rối loạn nhân cách: Bạn đã hiểu đúng về tình trạng này chưa ?

Mặc dù không có định nghĩa duy nhất cho nhân cách. Nhưng nhân cách được hiểu là thứ phát sinh từ bên trong bạn và những cách thức này sẽ nhất quán trong suốt cuộc đời. Nó bao gồm tất cả những suy nghĩ, cảm xúc, mô hình hành vi và thái độ xã hội tác động đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân và niềm tin chúng ta về người khác lẩn thế giới xung quanh.

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về rối loạn nhân cách, chúng ta cần biết nhân cách là gì? Nhân cách thường được định nghĩa qua 2 câu hỏi:

  • Điều gì làm nên bạn của ngày hôm nay? Chắc chắn, nhiều yếu tố đóng góp tạo nên con người bạn của ngày hôm nay. Bao gồm di truyền, giáo dục và kinh nghiệm sống của bạn. 
  • Điều gì làm cho bạn trở nên độc đáo? Đó là những kiểu suy nghĩ, cảm xúc và hành vi đặc trưng tạo nên cách thức của bạn.

Rối loạn nhân cách là gì?

Rối loạn nhân cách là một nhóm các tình trạng sức khỏe tâm thần được đặc trưng bởi các kiểu suy nghĩ, cảm xúc và hành vi không linh hoạt và không lành mạnh. Những kinh nghiệm và hành vi bên trong này thường khác với văn hóa nơi cá nhân họ đang sống.

Có thể gây khó khăn trong việc giao lưu với gia đình và bạn bè. Những người bị bệnh này rất khó nhận biết hành vi nào là bình thường hay bất thường.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tâm lý, tải ngay ứng dụng YouMed.

Có thể được phân thành các nhóm nhỏ có các hành vi tương tự:

  • Nhóm A: Phân liệt, hoang tưởng và  dạng phân liệt
  • Nhóm B: Chống xã hội,  ranh giới và ái kỷ.
  • Nhóm C: Tránh né,  phụ thuộc và ám ảnh cưỡng chế.

Rối loạn nhân cách là một nhóm các tình trạng sức khỏe tâm thần

Phân loại các rối loạn nhân cách

Có rất nhiều loại khác nhau. Chúng được chia thành ba nhóm dựa trên các đặc điểm và triệu chứng tương tự. Một số người có thể có dấu hiệu và triệu chứng của nhiều loại khác nhau.

1. Nhóm A: Nghi ngờ

  • Rối loạn nhân cách hoang tưởng: Những người mắc chứng hoang tưởng rất không tin tưởng vào người khác và nghi ngờ về động cơ của họ. Họ có xu hướng tin cực đoan rằng ai đó luôn tìm cách hãm hại mình.
  • Rối loạn nhân cách phân liệt: Những người mắc chứng rối loạn này thể hiện sự ít quan tâm đến việc hình thành các mối quan hệ với người khác. Hoặc họ ít tham gia vào các tương tác xã hội. Họ thường ít tương tác xã hội bình thường, vì vậy họ có vẻ lãnh cảm về mặt cảm xúc.
  • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt : Người bệnh tin rằng họ có thể ảnh hưởng đến mọi người xung quanh hoặc các sự kiện bằng suy nghĩ của họ. Họ thường xuyên hiểu sai hành vi hoặc lời nói của người khác. Điều này khiến họ có những phản ứng cảm xúc không phù hợp. Họ có xu hướng tránh né các mối quan hệ thân mật, đặc trưng bởi sự kỳ quái, khác người.

2. Cụm B: Cảm xúc và bốc đồng

  • Rối loạn nhân cách chống đối xã hội : Những người mắc chứng chống đối xã hội có xu hướng thao túng hoặc hành động gây hại đến người khác mà không cảm thấy hối hận về hành động của họ. Họ có thể nói dối, ăn cắp hoặc lạm dụng rượu hoặc chất kích thích.
  • Rối loạn nhân cách ranh giới : Những người mắc loại rối loạn này thường cảm thấy trống rỗng và bị bỏ rơi bất kể gia đình hay cộng đồng hỗ trợ. Họ có thể gặp khó khăn khi đối phó với các sự kiện căng thẳng. Người bệnh có thể có những cơn hoang tưởng. Họ cũng có xu hướng tham gia vào các hành vi nguy hiểm và bốc đồng, chẳng hạn như quan hệ tình dục không an toàn, uống rượu say và đánh bạc.
  • Rối loạn nhân cách kịch tính: Tình trạng kịch tính, mọi người thường cố gắng thu hút sự chú ý nhiều hơn bằng cách kịch tính hóa mọi thứ lên hoặc khiêu khích tình dục. Họ dễ bị ảnh hưởng bởi những người khác và cực kỳ nhạy cảm với những lời chỉ trích hoặc không tán thành.
  • Rối loạn nhân cách ái kỷ: Những người mắc chứng ái kỷ tin rằng họ quan trọng hơn những người khác. Họ có xu hướng phóng đại thành tích của họ. Người bệnh có thể khoe khoang về sự hấp dẫn hoặc thành công của mình. Họ có một nhu cầu sâu sắc về sự được ngưỡng mộ, nhưng thiếu sự đồng cảm với người khác.

3. Cụm C: Lo lắng

  • Rối loạn nhân cách tránh né: Những người mắc loại rối loạn này thường trải qua cảm giác không thỏa đáng, kém cỏi hoặc không được thu hút. Họ thường chịu sự chỉ trích từ người khác và tránh tham gia vào các hoạt động mới hoặc kết bạn.
  • Rối loạn nhân cách phụ thuộc: Bệnh này phụ thuộc, mọi người phụ thuộc rất nhiều vào người khác để đáp ứng nhu cầu về cảm xúc và thể chất. Họ thường tránh ở một mình. Người bệnh thường xuyên cần sự yên tâm khi đưa ra quyết định. Họ cũng có thể thường xuyên chịu đựng sự lạm dụng thể chất và lời nói từ người khác.
  • Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế: Những người mắc chứng chứng bệnh này ám ảnh cưỡng chế có nhu cầu quá cao về trật tự. Họ tuân thủ mạnh mẽ các quy tắc và quy định. Người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu khi sự hoàn hảo không đạt được. Họ thậm chí có thể bỏ bê các mối quan hệ cá nhân để tập trung vào việc làm cho một dự án trở nên hoàn hảo.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là 2 loại bệnh thường bị nhầm lẫn với nhau. Việc phân biệt được chính xác 2 loại bệnh trên là vô cùng cần thiết. Trên thực tế, OCD khác với OCPD như thế nào? Hãy cùng YouMed tìm hiểu trong bài viết: “Rối loạn ám ảnh cưỡng chế và Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế: Cách phân biệt” nhé!

Những rối loạn chỉ được xác định khi những vấn đề nêu trên trở nên gây đâu khổ và mãn tính cho người bệnh. Nó còn ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và hoạt động của cá nhân họ với người khác.

Mức độ phổ biến của rối loạn nhân cách

Nhóm rối loạn này được cho là khá phổ biến trong dân số. Các chuyên gia đưa ra các con số là từ 6 tới 11,1% dân số có vấn đề (riêng ở Hoa Kỳ, thống kê của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia báo cáo rằng khoảng 9,1% dân số). Rối loạn có thể ảnh hưởng đến người bệnh ở mọi lứa tuổi. Nó thường xuất hiện ở tuổi dậy thì và tiếp tục vào tuổi trưởng thành. 

Nếu chấp nhận, người mắc rối loạn có thể cảm thấy sợ hãi và lo lắng về tương lai của mình. Nhưng những biểu hiện đâu khổ và cản trở là những chuyện đã và đang tồn tại trong đời sống của họ. Điều quan trọng cần nhớ là người bệnh sẽ không phải đối mặt với nó một mình. Có những người được đào tạo, có kỹ năng và sẵn sàng giúp bạn thực hiện các bước tiếp theo trong điều trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *