Rối loạn giọng nói là tình trạng giọng nói trở nên khác so với trước đây. Mọi người xuất hiện các vấn đề giọng nói vì nhiều lý do khác nhau. Điều trị tùy thuộc vào những gì gây ra rối loạn giọng nói của bạn. Có thể bao gồm trị liệu giọng nói, thuốc uống, thuốc tiêm hoặc phẫu thuật.
1. Tại sao lại bị rối loạn giọng nói?
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ của chúng tôi
Thanh quản, nơi tạo ra giọng nói, được làm từ sụn, cơ và màng nhầy nằm ở đầu khí quản và gốc lưỡi. Âm thanh được tạo ra khi hai dây thanh âm rung lên.
Sự rung động này đến từ không khí di chuyển qua thanh quản, đưa 2 dây thanh âm lại gần nhau hơn. Dây thanh âm của bạn cũng giúp đóng thanh quản khi bạn nuốt, ngăn cơ thể hít phải thức ăn hoặc chất lỏng vào đường hô hấp.
Nếu dây thanh âm bị viêm, dày lên hoặc bị liệt, chúng không thể hoạt động bình thường và bạn có thể bị rối loạn giọng nói.
Một số rối loạn giọng nói phổ biến bao gồm:
- Viêm thanh quản.
- Rối loạn giọng nói do thần kinh.
- Polyp, nốt hoặc nang trên dây thanh âm (tổn thương không ung thư).
- Tổn thương tiền ung thư và ung thư.
- Dây thanh bị liệt hoặc yếu.
- Bệnh bạch sản niêm.
2. Các yếu tố nguy cơ
Nhiều yếu tố nguy cơ có thể góp phần gây ra rối loạn giọng nói, bao gồm:
- Sự lão hóa
- Sử dụng rượu
- Dị ứng
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Hắng giọng không đúng cách trong một thời gian dài
- Rối loạn thần kinh
- Căng thẳng tâm lý
- Sẹo từ phẫu thuật cổ hoặc từ chấn thương ở cổ trước
- La hét
- Hút thuốc
- Ung thư vòm họng
- Khô cổ họng
- Các vấn đề về tuyến giáp. Tham khảo thêm bài viết: Ung thư tuyến giáp: Dấu hiệu, điều trị và khả năng chữa khỏi như thế nào?
- Dùng giọng nói quá nhiều
3. Chẩn đoán
3.1. Kiểm tra dây thanh âm bằng
- Gương. Tương tự như gương nha khoa, một dụng cụ dài và cứng với gương góc được đưa vào miệng để quan sát dây thanh.
- Soi thanh quản mềm.
- Soi thanh quản cứng.
3.2. Các xét nghiệm bổ sung
- Phân tích âm thanh. Sử dụng phân tích máy tính, bác sĩ có thể đo lường sự bất thường trong âm thanh được tạo ra bởi dây thanh âm.
- Điện cơ thanh quản. Các kim nhỏ được luồn qua da để đo dòng điện trong cơ thanh quản của bạn.
4. Phương pháp điều trị
Tùy thuộc vào chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề nghị một hoặc nhiều phương pháp điều trị:
- Nghỉ ngơi, bổ sung dịch. Giống như bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể, dây thanh âm cần được nghỉ ngơi thường xuyên. Ngoài ra, bạn cần uống thêm nhiều dịch, đặc biệt là nước.
- Điều trị dị ứng. Nếu dị ứng làm tăng tiết quá nhiều chất nhầy trong cổ họng, bác sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây dị ứng và đưa ra phương pháp điều trị.
- Ngưng hút thuốc. Nếu vấn đề giọng nói của bạn là kết quả của việc hút thuốc, việc bỏ hút thuốc có thể giúp cải thiện giọng nói. Không những vậy, có thể cải thiện cả những vấn đề sức khỏe khác. Chẳng hạn như tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ ung thư.
- Thuốc. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra rối loạn giọng nói, bạn có thể cần dùng thuốc để giảm viêm, điều trị trào ngược dạ dày thực quản hoặc ngăn ngừa vấn đề mạch máu. Thuốc có thể được dùng bằng đường uống, tiêm vào dây thanh âm hoặc bôi tại chỗ trong phẫu thuật.
4.1. Các phương pháp điều trị đặc hiệu khác
- Phẫu thuật: Để loại bỏ các tổn thương. Tổn thương không ung thư (polyp, nốt và u nang) trên dây thanh âm có thể cần phải được phẫu thuật cắt bỏ. Bác sĩ cũng có thể cắt bỏ các tổn thương không ung thư, tiền ung thư và ung thư. Bao gồm u nhú đường hô hấp tái phát và các bệnh bạch sản niêm – sử dụng phương pháp vi phẫu, phẫu thuật laser carbon dioxide.
- Điều trị bằng laser KTP là một liệu pháp tiên tiến. Điều trị các tổn thương trên dây thanh âm bằng cách cắt nguồn cung cấp máu cho tổn thương. Cho phép loại bỏ tổn thương trong khi bảo tồn tối đa lượng mô bên dưới.
- Tiêm botox: Tiêm một lượng nhỏ độc tố botulinum đã được tinh chế vào da cổ của bạn có thể làm giảm co thắt hoặc cử động bất thường cơ thanh quản
Đôi khi một dây thanh âm có thể bị yếu hoặc liệt. Nếu bạn có một dây thanh bị liệt, bạn có thể thường xuyên gặp vấn đề khàn giọng. Bạn cũng có thể có cảm giác bị nghẹn khi uống chất lỏng. Đôi khi tình trạng này giảm và mất dần theo thời gian.
Nếu các triệu chứng không giảm, một trong bạn cần phải làm một trong hai thủ thuật sau đây. Điều này giúp cải thiện giọng nói và cho phép thanh quản đóng lại khi bạn nuốt.
4.2. Phương pháp điều trị dây thanh âm bị yếu/liệt bao gồm
- Tiêm chất béo hoặc collagen. Chất béo cơ thể hoặc collagen tổng hợp được tiêm qua miệng hoặc da trên cổ của bạn. Chất sau tiêm vào sẽ lấp đầy không gian bên cạnh dây thanh và đẩy nó gần hơn với dây thanh âm còn lại, cho phép chúng rung động gần nhau hơn.
- Phẫu thuật thanh quản. Một lỗ nhỏ được tạo ra trong sụn từ bên ngoài thanh quản của bạn. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ vào lỗ thông và đẩy nó vào dây thanh bị liệt. Sau đó, di chuyển dây thanh đến gần dây thanh còn lại.
Rối loạn giọng nói là tình trạng rất thường gặp phải trong cuộc sống. Triệu chứng có thể là biểu hiện của các bệnh thường gặp, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm hơn. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại, kéo dài và ngày càng trầm trọng, hãy đến bác sĩ để được thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân chính xác.
Bác sĩ Đào Thị Thu Hương