Những tổn thương thời thơ ấu (ACEs) sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời bạn như thế nào?(Phần 2)

Những tổn thương thời thơ ấu (ACEs) được dùng để diễn tả tất cả các loại lạm dụng, ngược đãi, bỏ bê hay những trải nghiệm khác có khả năng gây thương tổn nghiêm trọng xảy ra với trẻ dưới 18 tuổi. Vậy những tổn thương đó ảnh hưởng đến trẻ như thế nào? Cùng Youmed tìm hiểu nhé!

1. Cơ chế nguyên nhân

Cấu trúc não bộ

Cùng với những tiến bộ về khoa học hình ảnh não. Các nhà nghiên cứu chứng minh việc gặp phải tổn thương thời thơ ấu ảnh hưởng tới quá trình phát triển não bộ và cơ thể thông qua ghi nhận những khác biệt trong cấu trúc não bộ của người có chỉ số ACE cao:

  • Có sự khác biệt ở hạch hạnh nhân, trung tâm phản ứng với sợ hãi của bộ não
  • Gia tăng hoạt động vùng nhân não là trung tâm vui vẻ và khen thưởng của não.
  • Tác động kìm hãm thùy trán, vùng cần thiết cho việc kiểm soát sự bốc đồng và chức năng điều hành vùng này vô cùng quan trọng cho hoạt động sống của chúng ta.

Những khác biệt trong cấu trúc não bộ của người có chỉ số ACE cao

=>  Những cá nhân tiếp xúc với tổn thương thời thơ ấu cao khi sợ hãi sẽ gia tăng hoạt động của hạch hạnh nhân, kéo theo tăng hoạt động của vùng nhân não nên có xác suất tham gia vào những hành vi mang tính nguy hiểm cao kéo theo sự kìm hãm ở thùy trán.

Hệ thống hormone

Có vẻ như khi không tham gia vào những hành vi mang tính nguy hiểm cao thì sẽ không có nguy cơ?

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Sức khỏe tâm thần, tải ngay ứng dụng YouMed.

Thực tế không phải vậy, những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu vẫn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống hormone trong cơ thể. Điển hình là trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận, hệ thống này phản ứng với căng thẳng của bộ não và cơ thể. Hoạt hóa thường xuyên sẽ gia tăng khả năng mắc bệnh tim hoặc ung thư cao.

Ví dụ: 

Một ví dụ để hiểu sự ảnh hưởng này. Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trên 1 chiếc xe mất thắng, lao đi trên đường cao tốc với tốc độ hơn 120 km/h. Phía trước là 1 khúc quanh với rất nhiều xe lớn đang di chuyển. Một tình huống nguy hiểm được não bộ ghi nhận.

Tưởng tượng bạn đang ngồi trên 1 chiếc xe mất thắng, lao đi trên đường cao tốc với tốc độ hơn 120 km/h

Lúc này hệ thần kinh giao cảm hoạt hóa trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận phóng thích các hormone tạo đáp ứng trên cơ thể như Tăng hoạt động của tim và phổi; Co các mạch máu ở nhiều nơi trên cơ thể, Giải phóng các nguồn năng lượng trao đổi chất cho hoạt động cơ bắp; Giãn các mạch máu đến cơ; Giãn đồng tử,… Đáp ứng này giúp “châm ngòi” cơ thể hành động, chuẩn bị tốt hơn khi có nguy hiểm bằng cách tăng căng thẳng lên, sẵn sàng chiến đấu hoặc bỏ trốn (đáp ứng fight or flight).

Trong trường hợp này, đây là mối đe dọa nghiêm trọng ảnh hưởng đến mạng sống thì phản ứng chiến đấu hoặc bỏ trốn đóng vai trò quyết định sự sống còn. Khi này bất cứ phản ứng nào sau đó dù nhảy khỏi xe, hay va vào dải phân cách đều là những phản ứng  tự động đảm bảo khả năng sống sót cao hơn. Điều cần lưu ý là phản ứng này xuất hiện tự động nên không phải lúc nào cũng chính xác và hợp lý.

Ảnh hưởng đến não bộ và cơ thể trẻ

Đôi khi chúng ta phản ứng ngay cả khi không có mối đe dọa thực tế nào như thể mỗi đêm, dù là đang nằm trên giường nhưng bạn lại luôn cảm nhận rằng mình ở trên chiếc môtô đó và chu trình “châm ngòi” cơ thể này được kích hoạt hết lần này đến lần khác. Nó chuyển từ một cơ chế thích nghi sinh tồn sang tình trạng kém thích nghi với cuộc sống gây đau khổ và ảnh hưởng sức khỏe.

Tình trạng kém thích nghi với cuộc sống gây đau khổ và ảnh hưởng sức khỏe

 Với trẻ em, những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu kích hoạt quá trình căng thẳng lặp đi lặp lại này. Đặc biệt điều này nhạy cảm với não bộ và cơ thể của trẻ khi đang trong giai đoạn phát triển. Nó ảnh hưởng tới cấu trúc và vận hành của não bộ, ảnh hưởng sự phát triển hệ thống miễn dịch, hệ thống hormone, thậm chí là cách DNA được đọc và sao chép.

2. Chúng ta cần làm gì?

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Tùy thuộc từng bối cảnh riêng biệt của mỗi người, các trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu đến từ nhiều yếu tố. Có những trải nghiệm tổn thương được hồi phục, nhưng cũng có những tổn thương tiềm tàng hoặc gây đau khổ trên những chủ đề liên quan. Nó tùy thuộc vào yếu tố bảo vệ trên mỗi câu chuyện, đôi khi đến từ việc có một người lớn chu đáo trong cuộc sống của trẻ, hay là một khoảnh khắc ý nghĩa nào đó như nhận được lời khen ngợi từ giáo viên hoặc một người lớn quan trọng…

Tiến trình mà một người xử lý giữa các yếu tố gây tổn thương và yếu tố bảo vệ để suy ngẫm và xây dựng kinh nghiệm của mình được gọi là tiến trình hồi phục. Các chuyên viên tham vấn tâm lý với những tương tác bằng lời nói sẽ đồng hành và kích hoạt khả năng hồi phục ở các cá nhân gặp tổn thương. 

Với những tương tác bằng lời nói sẽ đồng hành và kích hoạt khả năng hồi phục ở các cá nhân gặp tổn thương

Ở những nạn nhân của ACE, hay tìm sự hỗ trợ khi bạn cần. Mọi trải nghiệm tổn thương đều xứng đáng được thấu hiểu, chấp nhận và xây dựng cho tương lai.

Phòng ngừa

Ủy ban CDC và nhiều tổ chức trên thế giới về trẻ em đề xuất một số chủ đề để phòng ngừa những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu:

  • Vận động chính sách hỗ trợ các bên từ gia đình, học đường và xã hội.
  • Gia tăng nhận thức xã hội về tác động tiêu cực của những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu.
  • Tăng cường kỹ năng chăm sóc và giáo dục sớm từ gia định, quan tâm về sức khỏe tâm thần.
  • Tăng cường môi trường phát triển lành mạnh cho trẻ,
  • Can thiệp sớm những vấn đề lạm dụng, bỏ bê, hành vi liên quan đến bạo lực

Tăng cường kỹ năng chăm sóc và giáo dục sớm từ gia định, quan tâm về sức khỏe tâm thần
Hơn bao giờ hết việc tạo dựng cộng đồng và một thế giới mà mọi đứa trẻ đều có thể phát triển khỏe mạnh là mong ước của đa phần mỗi chúng ta. Vì vậy, hãy bắt đầu với những đề xuất trên từ những điều nhỏ trong khả năng của mình. Lan tỏa từ những hành động nhỏ với chính mình, gia đình và xã hội.

Chuyên viên tâm lý Nhiêu Quang Thiện Nhân 

Trẻ thường xuyên thức dậy và đi dạo trong vô thức? Trẻ nói chuyện hoặc lầm bầm trong khi ngủ? Hãy cùng Youmed tìm hiểu về vấn đề này nhé!

>> Xem thêm: Mộng du ở trẻ: Những lời khuyên từ bác sĩ tâm lý

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *