Ngủ sớm có tác dụng gì? 5 lợi ích đã được chứng minh

Vì sao phải ngủ sớm? Ngủ sớm có tác dụng gì? Ngủ muộn nhưng ngủ đủ giấc có được không? Làm thế nào để ngủ sớm? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

1. Tác hại của việc ngủ muộn

Bạn sẽ gặp những vấn đề về sức khỏe như sau khi thường xuyên ngủ muộn:

  • Suy giảm năng suất làm việc do mệt mỏi, khó tập trung, mất trí nhớ, đau đầu.
  • Làm giảm bớt sự thoải mái và làm tăng cảm giác trầm cảm, lo lắng.
  • Ảnh hưởng sức khỏe tổng thể bao gồm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, tim mạch và béo phì.
  • Làm giảm khả năng cảm nhận của cơ thể và gây ra tình trạng đau lưng, đau vai, đau cổ.
  • Cơ thể dễ mắc bệnh hơn do ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và tâm lý của con người, gây ra tình trạng stress, lo lắng, trầm cảm, căng thẳng, không thể thư giãn.
  • Gây ra các vấn đề về liên quan tình dục và sinh sản do ảnh hưởng đến việc sản sinh hormone.
  • Có thể làm giảm chức năng của mắt và gặp các vấn đề về thị lực.
  • Làm tăng nguy cơ bị các vấn đề về đường hô hấp, chẳng hạn suy dinh dưỡng, khó thở.
  • Làm cho con người cảm thấy cô đơn do mất ngủ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và mối quan hệ xã hội.
Ngủ muộn gây nhiều tác hại cho sức khỏe, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống
Ngủ muộn gây nhiều tác hại cho sức khỏe, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống

2. Ngủ sớm có tác dụng gì?

Một đêm ngủ mấy tiếng là đủNgười trưởng thành trung bình mỗi đêm cần ngủ từ 6 – 8 tiếng. Tuy nhiên, không phải ai cũng ngủ đủ giấc. Đặc biệt, nếu như bạn cần thức dậy vào sáng sớm nhưng tối lại ngủ muộn thì tình trạng thức khuya dậy sớm kéo dài sẽ khiến bạn thiếu ngủ, dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngủ sớm có tác dụng giúp bạn ngủ đủ giấc và ngoài ra hình thành thói quen ngủ sớm đều đặn còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

2.1. Cải thiện trí nhớ

Trí nhớ của bạn sẽ được cải thiện nếu đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Theo một nghiên cứu vào năm 2012, ngủ đủ và ngủ sâu giúp củng cố trí nhớ. Thức khuya dậy sớm dẫn đến thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung, từ đó tác động xấu đến việc xử lý thông tin và trí nhớ.

2.2. Làm đẹp da

Khi bạn ngủ sớm và ngủ đủ, cơ thể sẽ phục hồi và tái tạo làn da mỗi đêm. Không chỉ có ăn uống lành mạnh và chăm sóc da bằng mỹ phẩm mới làm đẹp da, giấc ngủ là yếu tố quan trọng góp phần làm làn da tươi trẻ hơn.

Theo một nghiên cứu vào năm 2013, ngủ không đủ giấc sẽ lộ rõ quầng thâm ở dưới mắt và sưng da. Ngoài ra, thức khuya còn làm giảm lượng máu lưu thông đến da mặt, khiến cho làn da xỉn màu, nhợt nhạt.

2.3. Cải thiện về tâm lý

Giấc ngủ chất lượng cũng là một giải pháp hữu hiệu để cải thiện và ngăn chặn chứng lo âu và trầm cảm. Cơ thể cũng như bộ não sẽ có đủ thời gian để thư giãn khi bạn đi ngủ sớm.

Theo nghiên cứu vào năm 2021, so với người đi ngủ sớm, những người thức khuya có suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại cao hơn. Ngoài ra, thiếu ngủ do thức khuya dậy sớm càng làm gia tăng căng thẳng và những suy nghĩ bi quan.

Ngủ sớm có tác dụng gì với sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sắc đẹp
Ngủ sớm có tác dụng gì với sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sắc đẹp

2.4. Kiểm soát cân nặng

Thức khuya dậy sớm gây thiếu ngủ sẽ khiến bạn khó có thể tập trung vào việc giảm cân. Vì khi thức khuya, bạn sẽ dễ ăn khuya và không có đủ năng lượng để duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục.

Nghiên cứu năm 2013 từ Đại học California, Berkeley cho thấy nhiều người thức khuya thường ăn uống vô độ. Đặc biệt, khi mất ngủ về đêm thường làm tăng cảm giác thèm ăn cao hơn bình thường.

2.5. Giảm các bệnh mạn tính

Hạn chế thức khuya dậy sớm làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ.

Khi ngủ sớm, thời lượng ngủ đủ dài để cơ thể nghỉ ngơi, từ đó tăng cường sức khỏe mạch máu, tim và não.

3. Ngủ muộn nhưng ngủ đủ giấc có tốt không?

Theo khuyến nghị, người trưởng thành chỉ cần ngủ 6 – 8 giờ vào mỗi đêm.

Thói quen ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm, nhưng ngủ muộn và thức giấc trễ hơn không được khuyến khích vì những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn. Theo một nghiên cứu năm 2014, những người ngủ trễ do làm việc ca đêm có nguy cơ bị gián đoạn đồng hồ sinh học và tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính.

4. Bí quyết tập thói quen ngủ sớm

Thói quen ngủ muộn rất có hại cho sức khỏe và khó thay đổi. Để thay đổi thói quen này, bạn có thể áp dụng một số cách để ngủ sớm cho người quen thức khuya sau:

  • Tạo môi trường thoải mái, yên tĩnh: Bạn sẽ dễ dàng tập trung vào việc ngủ sớm hơn nếu nằm trong một phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ và thoải mái. Để hạn chế ánh sáng và tiếng ồn bên ngoài, bạn nên sử dụng rèm cửa và tai nghe chống ồn.
  • Tập thói quen ngủ đúng giờ: Bạn nên thiết lập một lịch trình ngủ cố định và cố gắng duy trì thật lâu dài. Như vậy, cơ thể sẽ định hình lại chu kỳ giấc ngủ tự nhiên và giúp bạn ngủ sớm hơn.
  • Giảm tác động của ánh sáng xanh: Trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút, hãy tắt tất cả các thiết bị điện tử. Ngoài ra, các thiết bị điện tử có thể làm phân tâm và không ngủ sớm được. Nếu bạn muốn sử dụng các thiết bị này, hãy dùng kính chống ánh sáng xanh để giảm tác hại của chúng.
  • Tập thể dục thường xuyên: Khi vận động nhiều và đều đặn, cơ thể của bạn sẽ mệt mỏi và cần nghỉ ngơi sớm hơn, tạo điều kiện để bạn buồn ngủ sớm.
  • Tập thói quen thư giãn trước khi ngủ : Để giúp bạn thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ tốt, hãy tắm nước ấm, đọc sách, uống một tách trà hoặc tập yoga trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Bạn sẽ khó ngủ nếu sử dụng caffeine, nicotine và các loại thuốc kích thích khác vào buổi tối. Do đó, bạn nên tránh dùng chúng.
  • Cải thiện chế độ ăn uống: Hạn chế ăn trễ và ăn quá no vào buổi tối. Ăn một bữa ăn nhẹ nhưng giàu chất dinh dưỡng trước khi đi ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon và sớm hơn.
  • Giảm thiểu stress: Trước khi đi ngủ, hãy thực hiện các hoạt động giảm stress như tập thở, yoga, nghe nhạc hoặc đọc sách.
  • Hạn chế giấc ngủ ban ngày: Nếu vào ban ngày, bạn cảm thấy buồn ngủ, hãy hạn chế ngủ ngày hoặc chỉ ngủ trong khoảng thời gian ngắn.
Phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ và thoải mái giúp bạn dễ dàng tập trung ngủ sớm
Phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ và thoải mái giúp bạn dễ dàng tập trung ngủ sớm

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại của việc ngủ muộn và ngủ sớm có tác dụng gì, các cách để ngủ sớm. Tuy nhiên, bạn cần phải thực hiện các cách nà đều đặn và kiên trì để thấy được hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *