Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là tình trạng chung của rất nhiều người. Điều này có thể xuất phát từ chính thói quen sinh hoạt kém khoa học của bạn hoặc có thể là dấu hiệu đáng báo động về một bệnh lý nào đó. Vậy ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là bệnh gì? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này qua bài viết dưới đây.
1. Thế nào là ngủ nhiều? Thời gian ngủ hợp lý ở từng độ tuổi?
Trước khi đi sâu phân tích ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là bệnh gì? Trước tiên hãy cùng tìm hiểu thế nào là ngủ nhiều và nhu cầu về giấc ngủ ở từng độ tuổi. Để có thể hiểu hơn về tình trạng giấc ngủ của bản thân.
Nhu cầu về giấc ngủ có thể có sự khác biệt rõ rệt tùy thuộc vào độ tuổi. Nếu thời gian ngủ vượt quá nhu cầu thì được cho là ngủ nhiều. Thông thường, một giấc ngủ của người trưởng thành kéo dài khoảng 7-8 tiếng là đủ để có một sức khỏe toàn diện và tinh thần sảng khoái. Tuy nhiên, với những người ngủ nhiều, giấc ngủ của họ có thể kéo dài từ 9-10 tiếng hoặc hơn nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ sau khi thức dậy, tình trạng này được gọi là hiện tượng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ.
Nhu cầu về giấc ngủ ở mỗi người sẽ khác nhau dựa trên nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nhu cầu giấc ngủ chủ yếu dựa vào độ tuổi và có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể. Theo các chuyên gia, nhu cầu về giấc ngủ của con người thay đổi theo từng độ tuổi như sau:
- Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Thời gian ngủ khoảng 14-17 giờ/ngày, bao gồm rất nhiều giấc ngủ ngắn.
- Trẻ sơ sinh trên 1 tháng tuổi: Thời gian ngủ khoảng 12-15 giờ/ngày, bao gồm cả những giấc ngủ ngắn.
- Trẻ mới biết đi: Thời gian ngủ khoảng 11-14 giờ/ngày, bao gồm những giấc ngủ ngắn.
- Trẻ em tuổi mẫu giáo: Thời gian ngủ khoảng 10-13 giờ/ngày.
- Trẻ em tiểu học: Thời gian ngủ khoảng 9-11 giờ/ngày.
- Thanh thiếu niên: Thời gian ngủ khoảng 8-10 giờ/đêm.
- Những người trưởng thành trên 18 tuổi: Thời gian ngủ 7-9 giờ/đêm.
- Người cao tuổi: Thời gian ngủ giao động trong khoảng 7-8 giờ/đêm.
2. Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là bệnh gì?
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là bệnh gì? Tình trạng này có thể gây ra các cơn buồn ngủ quá mức vào ban ngày mặc dù bạn đã ngủ đủ giấc, nó không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc mà còn dẫn đến những hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý như:
2.1. Chứng ngưng thở khi ngủ
Chứng ngưng thở khi ngủ được xem là một bệnh lý nghiêm trọng. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ. Khi đó, người bệnh bị giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần khi ngủ hoặc ngưng thở hơn 10 giây. Tình trạng này khiến cơ thể mệt mỏi, ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ.
Một số triệu chứng và dấu hiệu khác của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:
- Nghiến răng
- Ngáy
- Khô miệng và đau họng vào buổi sáng
- Đau đầu vào buổi sáng
- Thường xuyên đi tiểu đêm
Chứng ngưng thở khi ngủ có khả năng gây căng thẳng cho tim, dẫn đến huyết áp cao, bệnh cơ tim, suy tim, đau tim và thậm chí là đột quỵ. Do vậy, nếu nghi ngờ bản thân mắc phải tình trạng này, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp.
2.2. Chứng mệt mỏi mãn tính
Hội chứng mệt mỏi mãn tính sẽ dẫn đến cảm giác mệt mỏi cực độ, không thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi thực hiện các hoạt động gắng sức. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động hàng ngày.
Tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ đôi khi có thể là dấu hiệu của hội chứng mệt mỏi mãn tính. Tình trạng này được điều trị với sự kết hợp của thuốc chống viêm, thuốc kháng virus và thuốc chống trầm cảm. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được đề nghị một chế độ dinh dưỡng phù hợp để có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe.
2.3. Bệnh suy tuyến giáp
Đôi khi ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ có thể ảnh hưởng từ bệnh suy tuyến giáp. Tuyến giáp có chức năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.
Khi bị suy tuyến giáp, quá trình dẫn truyền bị ảnh hưởng, từ đó khiến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, trằn trọc khó ngủ, mất tập trung. Điều này khiến bạn thường xuyên có cảm giác buồn ngủ ngay cả khi đã ngủ đủ giấc.
2.4. Thiếu máu
Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu như đang trong thời kỳ hành kinh, té ngã chấn thương hoặc thiếu sắt là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ. Tình trạng thiếu máu kèm theo ngủ nhiều dù đã ngủ đủ giấc rất có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu não.
Theo các nghiên cứu cho thấy, những người bị thiếu máu thường do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, sắt và nhiều vitamin cần thiết như vitamin B12 và folate.
2.5. Thừa cân béo phì
Những người bị béo phì hầu như thường có nhu cầu ngủ nhiều hơn trong ngày, thường là từ 9-10 tiếng so với người bình thường. Người bị béo phì sẽ có lượng mỡ cao trong cơ thể và chúng bắt đầu sản sinh ra một số hợp chất thúc đẩy các cơn buồn ngủ cực độ. Tình trạng này thường khiến người bệnh mệt mỏi, mất tập trung và lờ đờ cả ngày mặc dù đã ngủ rất nhiều.
2.6. Bệnh tiểu đường
Người bệnh cần thận trọng bởi vì ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa, trong đó lượng đường trong máu luôn vượt mức an toàn. Bệnh lý này xảy ra khi cơ thể đề kháng với Insulin hoặc bị thiếu hụt Insulin, từ đó dẫn đến những rối loạn về chuyển hóa đường, khoáng chất, mỡ cũng như đạm.
2.7. Trầm cảm, lo âu
Người thường xuyên phải đối với mặt với áp lực, căng thẳng từ công việc hay các mối quan hệ bất đồng… trong thời gian dài sẽ khiến não bộ dần bị tổn thương. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi và tạo cảm giác buồn ngủ.
Trong nhiều trường hợp, tình trạng căng thẳng và rối loạn thần kinh khiến bạn ngủ nhiều nhưng không sâu giấc. Đồng thời sẽ tạo cho bạn cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày. Điều này xảy ra tương tự với những người bị trầm cảm.