Mất ngủ và các vấn đề gây nên mất ngủ

Bạn đã bao giờ bị mất ngủ hay chưa? Đêm thì không ngủ được dù rất mệt mỏi, sáng thức giấc vật vờ không có sức sống, uể oải, không thể tập trung, đầu đau như búa bổ lại hay cáu gắt vô cớ,… Những vấn đề đó không hề hiếm thấy trong xã hội hiện đại. Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ và triệu chứng thế nào để có giấc ngủ ngon nhanh chóng mà lại an toàn dài lâu? Các bạn có thể tham khảo bài viết sau của Bác sĩ Nguyễn Quang Hiếu.

Mất ngủ có phải là một căn bệnh?

Mất ngủ thực chất là một triệu chứng có rất nhiều bệnh rối loạn về giấc ngủ. Triệu chứng này khá phổ biến. Nhưng trong việc phổ cập kiến thức, có thể nói trại đi, thành “bệnh”. Vì theo dân gian, cái gì gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đều gọi chung là “bệnh”. Không theo cách chính thống nhưng việc nói thành bệnh mất ngủ, hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ thường gặp. Theo đó, người bệnh thường có giấc ngủ kém về số lượng và chất lượng.

Mất ngủ có phải là một căn bệnh

1. Kém về số lượng

Không có thời gian ngủ. Đây là vấn đề khá phổ biến trong thế giới hiện đại, đa số gặp ở người trẻ và trung niên. Họ dồn sức cho lao động, học tập và kiếm tiền.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Sức khỏe tâm thần, tải ngay ứng dụng YouMed.

Thiếu ngủ. Ngủ không đủ giấc. Thường gặp ở người lớn tuổi. Giấc ngủ ngắn nhưng vẫn đảm bảo tỉnh táo và sức khỏe sau khi ngủ.

2. Kém về chất lượng

Các triệu chứng bao gồm:

  • Khó ngủ hay khó đi vào giấc ngủ.
  • Tỉnh giấc nhiều lần trong đêm hoặc dễ giật mình thức giấc.
  • Giấc ngủ nông, không đến được cuối giai đoạn NREM và REM.
  • Gặp nhiều ác mộng, tỉnh giấc nhiều lần vì ác mộng

Điều này dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng, giảm tập trung trong ngày hôm sau và nhiều hệ lụy sức khỏe (giảm trí nhớ, bệnh tim mạch, rối loạn tâm sinh lý)… Mất ngủ khiến não bộ khong có thời gian nghỉ ngơi, do đó dẫn đến hoạt động thần kinh kém dần.

Trong đời sống hiện đại, số lượng người đến thăm khám vì mất ngủ đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa (khoảng 25% là người từ 18-30 tuổi). Mất ngủ có thể xảy ra với bất cứ ai, không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội, nghề nghiệp hay giàu nghèo. Nói chung, triệu chứng này có thể ập đến bất kì lúc nào và bất cứ ai, nó khá là đồng đều trong dân số. Mỗi độ tuổi lại có một lý do riêng gây mất ngủ đặc trưng.

Có nhiều vấn đề cứ lởn vởn trong đầu bạn khiến bạn khó ngủ về đêm

Triệu chứng mất ngủ và các vấn đề đi kèm

Mất ngủ thường được đánh giá gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi có các vấn đề sau:

1. Triệu chứng đêm

  • Khi bị mất ngủ, khó ngủ xảy ra ban đêm. Có ít nhất ba đêm mỗi tuần trong hơn ba tháng.
  • Khó đi vào giấc ngủ ban đêm, thao thức mãi mà không ngủ được.
  • Giấc ngủ bị đứt đoạn, chập chờn, không sâu.
  • Tỉnh dậy nhiều lần lúc nửa đêm (thường dài hơn 30 phút) và khó ngủ lại.
  • Dậy từ rất sớm.
  • Cảm giác như chưa được ngủ, ngủ chưa đủ giấc, người mệt mỏi và uể oải.

2. Triệu chứng ngày

  • Thấy mệt mỏi sau khi ngủ dậy.
  • Mất ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ban ngày.
  • Mệt mỏi hoặc buồn ngủ ban ngày nhưng khó ngủ kể cả ban ngày và trưa.
  • Khó chịu (cảm thấy không khỏe), mệt mỏi không nguyên nhân khác, làm việc mau mệt.
  • Sự chú ý hoặc tập trung kém
  • Hiệu suất kém (dễ mắc lỗi, tai nạn khi làm việc, dễ xảy ra thiếu sót khi vận hành máy móc, tàu xe, dễ đọc nhầm)
  • Giảm năng lượng hoặc mất động lực
  • Các vấn đề về hành vi (hiếu động, bốc đồng, gây hấn, dễ mất kiểm soát cảm xúc, dễ nóng giận bất thường)
  • Không có khả năng ngủ trưa cũng như không ngủ được vào các khoảng thời gian ban ngày khác.
  • Nhức đầu, chóng mặt.
  • Đau dạ dày.

3. Vấn đề đi kèm

Ngoài các triệu chứng ban ngày ở trên, rối loạn tâm trạng, như lo lắng hoặc trầm cảm, thường liên quan đến chứng mất ngủ. Trầm cảm có thể liên quan đến việc thức dậy vào sáng sớm và khó ngủ trở lại. Lo lắng có thể khiến tâm trí bạn ù ù đi vào ban đêm, làm bạn phải cố gắng để ngủ. Khi giấc ngủ trở nên khó có được, điều này có thể thúc đẩy sự lo lắng bùng lên, làm cho vấn đề này tồi tệ hơn và tạo ra một vòng luẩn quẩn. Do đó, bệnh nhân khi có vấn đề mất ngủ sẽ càng ngày càng khó thoát ra được vấn đề đó mà phải “cầu viện” nhiều biện pháp để chấm dứt vòng luẩn quẩn đó.

Hơn nữa, mất ngủ có thể ảnh hưởng đến mức serotonin và chức năng của thùy trán của não. Thùy trán chịu trách nhiệm cho các chức năng điều hành khác nhau, là chìa khóa trong việc đưa ra các lựa chọn hợp lý và các tương tác xã hội phù hợp. Sự suy giảm có thể rất quan trọng đến nỗi mất khả năng ngăn chặn những suy nghĩ tự tử, hoặc thậm chí là sự thúc đẩy đến tự sát. Do đó, các trạng thái thần kinh và khí sắc cũng ảnh hưởng rất nhiều khi bạn bị mất ngủ.

Các dạng mất ngủ

Người mất ngủ thường có nguy cơ đối mặt với 2 dạng mất ngủ thường gặp: mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính.

Mất ngủ cấp tính (tạm thời)

  • Mất ngủ cấp tính (tạm thời) là tình trạng mất ngủ xuất hiện trong vài đêm hoặc một vài tuần.
  • Đây là tình trạng rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất và chiếm trung bình 30-40% dân số.
  • Nguyên nhân gây mất ngủ cấp tính có thể bắt nguồn từ:
  • Những biến cố trong cuộc sống (như làm ăn thua lỗ, mất người thân, đau buồn chuyện tình cảm…). Đặc biệt là khi lo nghĩ về tiền bạc, nợ nần và tình cảm thì thường kéo dài và kéo theo cả những cảm xúc khá tiêu cực.
  • Sinh hoạt không điều độ (ngủ trưa nhiều hoặc tối ngủ trễ và thức dậy sáng cũng trễ, dùng nhiều chất kích thích trước khi ngủ như cà phê hay trà đậm, dùng thuốc lá hay rượu…).
  • Không gian ngủ không thoải mái, dơ bẩn hay chật hẹp. Phòng ngủ không thoáng khí, bít bùng. Nhiệt độ phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh cũng ảnh hưởng giấc ngủ.
  • Ảnh hưởng từ một số bệnh khác ho, sốt, dị ứng, đau răng, đau bụng, đi tiểu đêm…
  • Nếu mất ngủ cấp tính không được cải thiện sớm và triệt để sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ mạn tính.

Cà phê và các chất có chứa cafein là điều khiến bạn khó ngủ

Mất ngủ mạn tính

  • Mất ngủ mạn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng.
  • Thông thường, người bệnh chỉ ngủ được 3-4 tiếng/ngày, thường mất từ 30 phút đến 1 tiếng 30 phút mới có thể ngủ được. Chất lượng giấc ngủ cũng kém, hay bị tỉnh giấc giữa chừng. Không đi sâu được vào giai đoạn cuối của NREM cũng như không đến được giai đoạn REM.
  • Nguyên nhân mất ngủ mãn tính có thể bắt nguồn từ các bệnh tâm thần (stress, trầm cảm, rối loạn lo âu…), bệnh thực thể (đau khớp, loét dạ dày, viêm phế quản…), ảnh hưởng của các loại thuốc và chất kích thích. Nguyên nhân tương tự như các vấn đề của mất ngủ cấp tính.
  • Nếu không chữa trị mất ngủ mãn tính kịp thời sẽ kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm như đau đầu, tim mạch, sa sút trí tuệ, suy nhược, thậm chí đột quỵ…

Nguyên nhân gây nên mất ngủ

Theo sự hiểu biết hiện tại về nguyên nhân của chứng mất ngủ bắt nguồn từ ba yếu tố: khuynh hướng, kích thích và duy trì.

Khuynh hướng

Mỗi người đều có khả năng phát triển loại khó ngủ đặc trưng cho chứng mất ngủ. Điều này được gọi là một khuynh hướng hoặc ngưỡng. Ngưỡng phát triển chứng mất ngủ sẽ khác nhau đối với mỗi người.

Thực tế, có những người hiếm khi hoặc không bao giờ gặp khó khăn khi ngủ vào ban đêm. Nhưng, một số người có thể không may mắn và đơn giản là dễ bị mất ngủ. Những người dễ ngủ cũng thường có xu hướng gia đình dễ ngủ.

Vấn này có thể liên quan đến các yếu tố di truyền, tuổi tác, sử dụng chất và các tình trạng sức khoẻ và tâm thần khác. Các vấn đề như trầm cảm, lo lắng hoặc các bệnh lý đau mạn tính cũng ảnh hưởng giấc ngủ rất nhiều.

Mất ngủ cũng có thể được quy cho một tín hiệu cảnh báo tăng. Điều này liên quan đến hệ thống thần kinh giao cảm, chịu trách nhiệm cho phản ứng được gọi là “chiến đấu hoặc bỏ trốn” (fight or flight). Một số người có thể tăng hệ giao cảm (cường giao cảm) có nghĩa là họ có khả năng đáp ứng với một mối đe dọa bên ngoài. Tín hiệu này có thể giúp bạn tỉnh táo vào ban ngày, nhưng nó cũng khiến những người bị mất ngủ vào ban đêm. Đối với những người cường giao cảm, thường là do di truyền. Họ có giấc ngủ khá ngắn và cực kì dễ bị tỉnh giấc giữa giấc ngủ bởi những tác động nhỏ từ bên ngoài.

Sự kích thích

Mặc dù bạn có thể có xu hướng mất ngủ, nhưng nó phải được kích hoạt. Những yếu tố kích hoạt này được gọi là yếu tố thúc đẩy hoặc yếu tố kích hoạt.

Ví dụ về các yếu tố đó bao gồm:

  • Uống rượu, cafein hoặc thực phẩm chứa cafein, nước tăng lực, hoặc hút thuốc lá trước khi đi ngủ.
  • Ti vi hoặc thú cưng trong phòng ngủ có thể gây náo động không gian khi bạn ngủ. Mùi của thú cưng hoặc kí sinh trùng của chúng cũng có thể gây dị ứng hay ngứa ngáy, khiến bạn khó ngủ.
  • Du lịch: khi con người di chuyển đến nơi mới sẽ cảnh giác hơn với những nguy hiểm và thích ứng mới. Nó gây cho họ sự stress không kiểm soát được. Hiển nhiên đó là tự nhiên và không cách nào thay đổi.
  • Làm việc theo ca: một số công nhân hay những người làm việc về đêm và cả ban ngày thì khó mà ngủ được do tiếng động, ánh sáng và thay đổi khung giờ sinh lý.
  • Căng thẳng vì mất việc, vấn đề tài chính, ly hôn hoặc cái chết của bạn thân hoặc thành viên gia đình.
  • Vấn đề ban đêm: các mẹ mới sinh đôi khi phải hẹn giờ cho con bú hay tiếng quấy khóc đêm của trẻ em.
  • Tuổi tác: thường thì người có tuổi, chức năng thùy trán bị lão hóa, serotonin tiết ra ít hơn. Do đó họ khó đi vào giấc ngủ hơn và cũng ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc.

Thú cưng cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ

Yếu tố duy trì/ tiếp diễn

Mọi việc sẽ dễ dàng điều trị nếu chấm dứt các thói quen xấu ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm. Tuy nhiên, thói quen duy trì chúng lại gây ra chứng mất ngủ lâu dài và khó điều trị. Cuối cùng chuyển thành tình trạng khó khăn khi ngủ mạn tính.

Khi các yếu tố trên tiếp diễn, các ảnh hưởng của mất ngủ sẽ kéo dài, trở thành vòng xoáy bệnh lý, người bệnh không dứt ra được.

Vấn đề mất ngủ không phải là vấn đề mới trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên chúng ngày càng phổ biến trong dân số, nhất là độ tuổi trẻ hóa của bệnh. Các yếu tố stress ngày càng xuất hiện trong giới trẻ và do đó ảnh hưởng đến giấc ngủ rất nhiều. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới việc học hành, lao động và năng suất của xã hội. Do đó, biết được chứng khó ngủ và nghiên cứu sâu hơn sẽ cho ta các giải pháp kiểm soát được vấn đề khó chịu này.

Video chia sẻ các loại thuốc có thể dùng khi bị mất ngủ kéo dài:

Biên tập bởi: Dược sĩ Nguyễn Đắc Nhân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *