Liệt dây thần kinh số VII hay còn gọi là liệt mặt. Điều này có thể xảy ra khi dây thần kinh điều khiển cơ mặt (dây thần kinh số V) bị tổn thương một phần hoặc hoàn toàn. Triệu chứng phổ biến là yếu một bên mặt, mí mắt hoặc một bên miệng.
Liệt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng đến mọi chủng tộc. Tỷ lệ mắc giữa nam và nữ là như nhau. Những người bị bệnh đái tháo đường hoặc đang mang thai có huy cơ mắc liệt dây thần kinh số VII cao hơn những người khác.
Hầu hết những người bị liệt dây thần kinh số VII hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên có một số người lại bị di chứng cả đời. Ở bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản về “liệt dây thần kinh số VII”
1. Nguyên nhân của liệt dây thần kinh số VII là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra liệt dây thần kinh số VII. Trong đó, hơn 75% liệt không có nguyên nhân hay còn gọi là liệt Bell, khoảng 25% còn lại là do các nguyên nhân như ung thư, chấn thương… Gần đây, người ta thấy rằng liệt Bell có thể do một vài loại virus gây ra như Herpes simplex (HSV),herpes zoster, cytomegalovirus, Epstain-Barr virus.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ của chúng tôi
>> Xem thêm: Những điều cần biết về Tổn thương dây thần kinh ngoại biên
2. Triệu chứng của liệt thần kinh mặt là gì?
Triệu chứng thường ảnh hưởng đến một bên mặt với các đặc điểm như sau:
- Lông mày một bên rũ xuống
- Phần dưới của khuôn mặt, đặc biệt là khóe miêng sẽ bị rũ xuống
- Một bên mắt có thể sẽ không nhắm hoàn toàn
Trong một số trường hợp một bên mắt không nhắm được hoàn toàn có thể dẫn đến khô giác mạc. Tiếng ồn có thể gây cảm giác khó chịu bên tai bị ảnh hưởng. Ngoài ra, một số người có thể mất cảm giác ở phía trước lưỡi.
Liệt dây thần kinh số VII sẽ ảnh hưởng đến khuôn mặt, bao gồm cả cách người đó cười, có thể khiến cho người bênh cảm thấy đau khổ và tránh né các hoạt động xã hội.
Các triệu chứng của liệt thần kinh số VII thường xuất hiện trong một hoặc hai ngày. Hầu hết, trong vòng 3 tuần kể từ khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện, các triệu chứng sẽ bắt đầu cải thiện và việc hồi phục có thể kéo dài khoảng từ 3 đến 6 tháng.
3. Có xét nghiệm nào để chẩn đoán liệt dây thần kinh số VII không?
Liệt dây thần kinh số VII thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và thăm khám. Xét nghiệm máu và các xét nghiệm khác thường không cần thiết. Nhưng đôi khi bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm máu để loại trừ bệnh Lyme – một loại nhiễm trùng cũng có thể gây ra yếu cơ mặt.
4. Liệt dây thần kinh số VII điều trị như thế nào?
Không có các nào để điều trị bệnh liệt dây thần kinh số VII. Tuy nhiên, một số điều trị hỗ trợ giúp bệnh nhanh khỏi hơn, đặc biệt là bắt đầu điều trị trong vài ngày đâu. Đối với, liệt dây thần kinh mặt nhẹ có thể không cần điều trị.
4.1 Chăm sóc mắt
Người bệnh có thể cần điều trị mắt nếu mắt không thể nhắm mắt được. khi để giác mạc – lớp bảo vệ mắt quá khô, có thể gây tổn thương mắt vĩnh viễn. Trong trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng nước mắt nhân tạo thường xuyên để giữ ẩm cho mắt. Dùng them thuốc mỡ để giữ ẩm vào ban đêm, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc mỡ vào ban ngày, tuy nhiên nhìn sẽ bị mờ.
Khi không nhắm mắt được hoàn toàn, người bệnh nên đeo kính để bảo vệ mắt. Vảo ban đêm có thể sử dụng một miếng dán trên mắt, nhưng phải đảm bảo rằng không dán vào mí mắt bởi có thể làm trầy xước giác mạc.
Hầu hết, có thể sử dụng steroid (prednisolone) trong 1 tuần, để điều trị liệt dây thần kinh số VII. Steroids hay còn được gọi glucocorticoids có thể giúp giảm sưng và tăng khả năng hồi phục hoàn toàn. Thuốc đạt hiệu quả tốt nhất khi bắt đầu điều trị sớm (trong vòng 3 ngày đầu kể từ khi có triệu chứng)
Những thuốc kháng virus (như valacyclovir, Valtrex) thỉnh thoảng được sử dụng kết hợp với glucocorticoids, đặc biệt trong trường hợp liệt cơ mặt nặng.
4.2 Một số phương pháp khác như
Tiêm botox
Xoa bóp, châm cứu
Phẫu thuật
4.3 Theo dõi
Bệnh nhân cần được thăm khám và theo dõi bởi bác sĩ sau khi bắt đầu điều trị. Nếu có bất kì khó khăn hay thắc mắc, bệnh nhân nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ điều trị của mình.
5. Bệnh liệt dây thần kinh số VII hồi phục như thế nào?
Nhìn chung, những người bị liệt dây thần kinh số VII thường ít nghiêm trọng và đa số sẽ hồi phục hoàn toàn. Nếu các triệu chứng cải thiện trong vòng 3 tuần đầu tiên, phần lớn sẽ hồi phục hoàn toàn và không có hoặc rất ít để lại di chứng. Tuy nhiên, một số ít người có thể bị liệt cơ mặt vĩnh viễn.
Nếu dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng, có thể làm cho bệnh nhân mất khả năng điều khiển vận động cơ mặt. ví dụ như:
- Khi nháy mắt thì miệng bị giật
- Cười có thể làm mắt nhắm lại
- Khi tiết nước bọt (ví dụ trước khi ăn), có thể chảy nước mắt.
Liệt dây thần kinh số VII là một bệnh lý khá thường gặp và có khả năng hồi phục hoàn toàn. Nếu bạn có bất kì triệu chứng nào của liệt dây thần kinh số VII, bạn nên lập tức đến khám bác sĩ, bởi tốt nhất nên bắt đầu điều trị trong vòng 2-3 ngày kể từ khi có triệu chứng.
>> Xem thêm: Những điều cần biết về Tổn thương dây thần kinh ngoại biên