Hội chứng ống cổ tay là gì? Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa

Hội chứng ống cổ tay, bệnh lý vừa quen lại vừa lạ mang lại nhiều phiền toái cho người bệnh. Vậy hội chứng ống cổ tay là gì, chữa trị và phòng tránh như thế nào. Hãy cùng YouMed tìm hiểu những thông tin cơ bản về bệnh lý này.

1. Hội chứng ống cổ tay là gì?

Là tình trạng bệnh nhân đau và tê các ngón tay, bàn tay và đôi khi là cả cánh tay. Tình trạng này là do dây thần kinh ở cổ tay, dây thần kinh có tên là thần kinh giữa, bị chèn ép.

Thần kinh giữa đi qua cổ tay thông qua một cấu trúc hình ống được tạo bởi các xương cổ tay và các dây chằng.

Hội chứng ống cổ tay xảy ra do các bất thường trong giải phẫu ống cổ tay

Hiện các nhà chuyên môn vẫn không xác định được chính xác lý do vì sao thần kinh giữa đi qua đoạn này thường bị chèn ép quá mức, nhưng một số ý kiến được đề xuất như:

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ của chúng tôi

  • Do các gân cơ đi cùng với dây thần kinh giữa qua ống cổ tay này phình to ra gây chèn ép.
  • Các mô xung quanh các gân cơ xơ hóa.
  • Do bệnh nhân giữa tay của họ ở một vị trí làm cho ống cổ tay ngày một hẹp đi.
  • Bệnh nhân dùng tay của họ làm những động tác gây tác động không tốt đến các cấu trúc ống cổ tay là lặp lại nhiều lần.

Thần kinh giữa dẫn truyền các tín hiệu về cảm giác, những tín hiệu này giúp não bộ biết những những gì bàn tay của bạn đang cảm nhận thấy. Những phần của bàn tay do thần kinh giữa chịu trách nhiệm dẫn truyền tín hiệu về não bộ bao gồm có:

  • Ngón tay cái.
  • Vị trí ngón tay trỏ.
  • Ngón tay giữa.
  • 1 phần của ngón áp út.
  • 1 phần của lòng bàn tay phía gần ngón cái.

Giới nữ thường mắc bệnh hơn nam giới. Thừa cân béo phì cũng có thể gia tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay. Những tình trạng tăng nguy cơ mắc bệnh có thể gồm mang thai, đái tháo đường và viêm khớp dạng thấp.

2. Cách triệu chứng của hội chứng ống cổ tay là gì?

Các triệu chứng bao gồm có đau và các cảm giác khó chịu như kiến bò ở vùng ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và 1 phần ngón áp út. Các triệu chứng này thường tăng về đêm và đôi khi làm người bệnh thức giấc. Đôi khi các triệu chứng xuất hiện ở cả hai tay, tuy nhiên thường có một bên triệu chứng nặng hơn bên còn lại.

Trong một vài trường hợp, triệu chứng đau và cảm giác khó chịu có thể lan rộng khắp cả bàn tay và lan cả lên cổ và cẳng tay. Hiếm khi đau và cảm giác khó chịu lan rộng quá khuỷu tay và vai.

Cảm giác các ngón tay sưng phồng mơ hồ là một trong những triệu chứng của hội chứng ống cổ tay

Triệu chứng có thể bùng phát khi bệnh nhân thực hiện các động tác uốn cong cổ tay hoặc nâng cánh tay. Một số hoạt động có thể khởi phát cơn đau bao gồm như:

  • Lái xe.
  • Đọc sách.
  • Gõ văn bản.
  • Cầm điện thoại.

Ở đa số bệnh nhân, các triệu chứng này diễn ra không thường xuyên nhưng cũng có những bệnh nhân có triệu chứng của bệnh kéo dài liên tục. Điều này khiến họ gặp khó khăn trong việc cử động ngón tay hoặc nắm bàn tay.

3. Những cận lâm sàng nào cần làm với hội chứng ống cổ tay?

Điện cơ là cận làm sàng cần thiết cần thực hiện để làm rõ hội chứng ống cổ tay. Tuy nhiên không phải là cận lâm sàng bắt buộc phải làm ở tất cả các trường hợp.

Bác sĩ điều trị có thể chẩn đoán được hội chứng ống cổ tay thông qua việc hỏi bệnh và các nghiệm pháp khám trên lâm sàng. Trong quá trình khám, đôi khi bác sĩ điều trị có thể gõ hoặc nhấn một lực lên cổ tay và yêu cầu bệnh nhân cử động cổ tay theo những tư thế đặc biệt giúp phát hiện bệnh.

Điện cơ có thể thể hiện bất thường nếu thật sự bạn có mắc phải hội chứng ống cổ tay. Bác sĩ điều trị thường chỉ định điện cơ cho những bệnh nhân cần đến can thiệp phẫu thuật để điều trị bệnh.

  • Khảo sát dẫn truyền thần kinh: thông qua việc khảo sát dẫn truyền thần kinh có thể biểu hiện tình trạng dẫn xung của dây thần kinh giữa. Ở những bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay, tín hiệu dẫn xung của dây thần kinh giữa có thể yếu hoặc chậm hơn bình thường.
  • Biểu đồ điện của cơ: biểu hiện tình trạng đáp ứng của các nhóm cơ vùng bàn tay và cổ tay đối với các tín hiệu điện. Đây là một cận lâm sàng rất hữu ích để khảo sát xem liệu có một tình trạng khác ngoài hội chứng ống cổ tay có thể cũng gây ra các triệu chứng hay không.

4. Hội chứng ống cổ tay được điều trị như thế nào?

Việc điều trị thường được lựa chọn kết hợp giữa các biện pháp sau:

  • Nẹp cổ tay: Một số bệnh nhân thường cảm thấy tốt hơn khi đeo nẹp cổ tay và ban đêm, khi nẹp cổ tay giữa cho cổ tay họ ở tư thế trung tính. Tư thế trung tính là khi cổ tay không ngửa ra sau hoặc ra trước và các ngón tay ở vị trí hơi gấp vào lòng bàn tay.
  • Steroid tiêm hoặc đường uống – Steroid là nhóm thuốc kháng viêm. Trong điều trị hội chứng ống cổ tay, bác sĩ điều trị đôi khi chỉ định tiêm loại thuốc kháng viêm này vào trong ống cổ tay. Những bệnh nhân từ chối việc tiêm thuốc vẫn có thể dùng nhóm thuốc kháng viêm này thông qua đường uống thay thế. Tuy nhiên việc dùng đường uống thuốc có hiệu quả kém hơn so với tiêm.
  • Vật lý trị liệu: Có vài nghiên cứu cung cấp các bằng chứng yếu chứng tỏ được hiệu quả của yoga cũng như các biện pháp vật lý trị liệu khác giúp ích trong việc giảm triệu chứng trong hội chứng ống cổ tay.

Tìm kiếm trợ giúp y khoa để cải thiện những triệu chứng khó chịu
  • Phẫu thuật – bác sĩ điều trị là người sẽ chỉ định việc phẫu thuật ở những bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay mức độ nặng. Khi mà có tổn thương thần kinh nghiệm trọng dẫn đến các triệu chứng trên lâm sàng. Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay là can thiệp cắt bỏ đi thành phần dây chằng bắt ngang qua cổ tay, một thành phần của ống cổ tay. Tuy nhiên, ở các sản phụ mắc hội chứng ống cổ tay thường là đối tượng không điều trị phẫu thuật do ở hầu hết triệu chứng ở các sản phụ thường tự thuyên giảm sau khi sinh em bé.

5. Ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay như thế nào?

Hiện nay việc ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay xảy ra chưa được rõ ràng, chưa có biện pháp nào được đưa ra. Bệnh nhân thường suy nghĩ rằng sử dụng bàn phím máy vi tính quá nhiều sẽ dẫn đến hội chứng ống cổ tay. Tuy nhiên các nghiên cứu lại cho thấy việc sử dụng bàn phím lại không liên quan đến bệnh.

Ngay khi có cảm giác ngứa ran, đau hoặc tê ở ngón tay, hội chứng ống cổ tay là điều đầu tiên bạn phải nghĩ đến

6. Tôi cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa nào về bệnh lý hội chứng ống cổ tay?

Cả bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh và ngoại chấn thương chỉnh hình đều là những bác sĩ có thể thăm khám và điều trị bệnh lý này.

Khi bạn cảm nhận thấy bàn tay tê, ngứa, đau hoặc yếu hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra xem liệu có hội chứng ống cổ tay hay không và tiến hành những biện pháp điều trị sớm để có được kết quả điều trị tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *