Cảm xúc là một trạng thái trải nghiệm tích cực hoặc tiêu cực có liên quan đến các vận hành của hệ thống thể lý và tâm lý tạo ra những thay đổi về sinh lý, hành vi và suy nghĩ của một người hoặc con vật. Để hiểu rõ hơn trí tuệ cảm xúc, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ba yếu tố cấu thành nên cảm xúc. 3 thành phần bao gồm: trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý và phản ứng hành vi.
1. Kinh nghiệm chủ quan
Trong khi các quan niệm lúc bấy giờ tin rằng các trí tuệ cảm xúc cơ bản được mọi người trên toàn thế giới trải nghiệm một cách phổ quát bất kể bối cảnh hay nền văn hóa, thì các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trải nghiệm cảm xúc mang tính chủ quan cao. Như khi chúng ta có các khái niệm phổ quát cho cảm xúc như “tức giận”, “buồn bã” hoặc “hạnh phúc” dù ở bất cứ đâu trên thế giới, nhưng các trải nghiệm của chúng ta về những cảm xúc này có thể “đa dạng” hơn, nhờ có tính chủ quan.
Hãy xem xét sự tức giận, ví dụ như tất cả cảm xúc tức giận đều giống nhau. Thế nhưng chúng ta đều từng trải qua những trải nghiệm riêng biệt từ mức độ tức giận nhẹ cho đến phẫn nộ mù quáng. Thêm vào đó, chúng ta không hẳn sẽ luôn luôn trải qua các hình thức đơn nhất của từng cảm xúc. Các cảm xúc đôi khi cũng phối hợp, hòa trộn với nhau qua các sự kiện hoặc tình huống khác nhau trong cuộc sống của chúng ta. Ví dụ như khi bắt đầu với một công việc mới, bạn có thể cảm thấy vừa phấn khích vừa lo lắng. Kết hôn hoặc có con có thể được đánh dấu bằng nhiều cảm xúc khác nhau, từ niềm vui đến sự lo lắng. Những cảm xúc này có thể xảy ra đồng thời, hoặc bạn có thể cảm nhận chúng lần lượt từ lần này đến lần khác.
2. Phản ứng sinh lý của trí tuệ cảm xúc
Nếu bạn đã từng cảm nhận rằng dạ dày mình đang co thắt vì lo lắng hoặc tim đập mạnh vì sợ hãi, thì đó là khi các cảm xúc cũng gây ra phản ứng sinh lý mạnh mẽ. Nhiều phản ứng sinh lý mà bạn gặp phải khi xuất hiện một cảm xúc, chẳng hạn như lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi hoặc tim đập như đánh trống,… các phản ứng này được điều chỉnh bởi hệ thần kinh giao cảm, một nhánh của hệ thống thần kinh tự chủ.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Sức khỏe tâm thần, tải ngay ứng dụng YouMed.
Hệ thống thần kinh tự chủ kiểm soát các phản ứng của cơ thể khi chúng ta không tự chủ, chẳng hạn như lưu lượng máu lưu thông và vận hành của hệ thống tiêu hóa. Hệ thần kinh giao cảm có trách nhiệm kiểm soát các phản ứng chiến đấu hoặc chạy trốn của cơ thể. Khi đối mặt với mối đe dọa nguy hiểm ngoài môi trường, cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, nó sẽ tự động chuẩn bị cho cơ thể bạn chạy trốn khỏi nguy hiểm hoặc đối mặt trực diện với mối đe dọa.
Trong khi các nghiên cứu ban đầu về sinh lý học của trí tuệ cảm xúc có xu hướng tập trung vào các phản ứng tự chủ này, thì nghiên cứu gần đây đã nhắm đến vai trò của bộ não trong cảm xúc. Khoa học hình ảnh về não bộ đã chỉ ra rằng hạch hạnh nhân, một phần của hệ thống limbic, đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong cảm xúc và nỗi sợ hãi. Bản thân hạch hạnh nhân là một cấu trúc nhỏ, hình quả hạnh có liên quan đến việc tạo ra các trạng thái thúc đẩy, tạo động lực sinh tồn như tạo cảm giác đói và khát cũng như điều khiển trí nhớ và cảm xúc.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng khoa học hình ảnh về não để chỉ ra rằng khi con người khi đứng trước một hình ảnh là mối đe dọa, hạch hạnh nhân sẽ được kích hoạt. Và tổn thương cho hạch hạnh nhân cũng đã được ghi nhận là làm suy giảm, mất cảm xúc sợ hãi, gia tăng hành vi nguy cơ.
3. Phản ứng hành vi trí tuệ cảm xúc
Thành phần cuối cùng có lẽ là một thành phần mà bạn dễ dàng kết nối nhất với biểu hiện cảm xúc trong thực tế. Trong cuộc sống, chúng ta dành thời gian nhiều để giao tiếp, diễn giải, kết nối những biểu hiện cảm xúc với những người xung quanh chúng ta. Khả năng hiểu chính xác những biểu hiện này của chúng ta gắn liền với cái mà các nhà tâm lý học gọi là trí tuệ cảm xúc và những biểu hiện này có mối liên hệ mật thiết với ngôn ngữ cơ thể của mỗi chúng ta.
Nghiên cứu cho thấy các phản ứng hành vi của cảm xúc mang tính phổ quát, chẳng hạn như một nụ cười để biểu thị hạnh phúc hoặc nhăn mặt để biểu thị nỗi buồn. Các chuẩn mực văn hóa xã hội cũng đóng một vai trò trong cách chúng ta thể hiện và giải thích về cảm xúc. Ví dụ như ở Nhật Bản, mọi người có xu hướng che dấu phản ứng của sự sợ hãi hoặc ghê tởm khi có cha hoặc ông có mặt trong tình huống giao tiếp. Tương tự, các nền văn hóa phương Tây như Hoa Kỳ việc thể hiện cảm xúc tiêu cực một mình và trước sự hiện diện của những người khác có vẻ dễ dàng hơn, trong khi các nền văn hóa phương đông như Nhật Bản khó được chấp nhận hơn.
Cảm xúc là một phạm trù đa dạng và tinh tế. Đôi khi chúng ta tưởng chừng như mình hoàn toàn nắm bắt được cảm xúc của chính mình. Nhưng có những thời điểm ta trống rỗng và bất lực trước chính thứ cảm xúc ấy. Hiểu về cảm xúc là một nhiệm vụ không đơn giản nhưng hoàn toàn khả thi. Đó là một tiến trình được xây dựng trên chính cách chúng ta hiểu, chấp nhận và cởi mở với những cảm xúc của chính mình.