Đau dây thần kinh tọa là chứng bệnh phổ biến, thường gặp ở người từ 30 đến 60 tuổi. Tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng đau thần kinh tọa tạo ra những cơn đau, tác động lớn đến sinh hoạt hằng ngày.
Dây thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể. Nó chạy từ vùng thắt lưng xuống đến hai chân. Dây thần kinh này có chức năng điều khiển hoạt động chân, giúp bạn đi lại, ngồi xuống, đứng lên. Vì vậy, bất kỳ một áp lực nào chèn lên dây thần kinh tọa đều có thể gây ra đau đớn, tê nhức.
Khi bệnh đau dây thần kinh tọa ở mức trung bình, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, khi làm những việc cần đi lại nhiều hoặc đứng lâu, bệnh có thể trở nặng hơn. Khi bệnh nặng người bệnh thấy chân tê bì, thậm chí mất cảm giác, không kiểm soát được tiểu tiện. Có trường hợp đau dữ dội khiến người bệnh phải nằm về phía đỡ đau và không thể động đậy.
Tại sao lại bị đau dây thần kinh tọa?
Có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa như sau:
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ của chúng tôi
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra đau thần kinh tọa. Khi đĩa đệm bị thoái hóa, dịch nhầy tiết ra gây chèn ép lên dây thần kinh tọa.
- Các bệnh lý cột sống: Hẹp cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống, thoái hóa cột sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm,… là những căn bệnh cột sống gây ra đau thần kinh tọa.
- Phụ nữ mang thai: Khi mang thai cơ thể người phụ nữ tăng cân nhanh. Khi đó, có một áp lực rất lớn đè lên dây thần kinh tọa gây ra tình trạng viêm và đau dai dẳng.
- Chấn thương hay nhiễm trùng: Bị chấn thương vùng từ thắt lưng trở xuống cũng là một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.
- Lao động nặng, sai tư thế ảnh hưởng rất nhiều lên thần kinh tọa gây viêm.
- Ngồi quá lâu: Ngồi làm việc một chỗ quá lâu mà không có sự vận động cũng có thể gây ra đau thần kinh tọa. Vì vậy, bệnh đau thần kinh tọa rất phổ biến ở dân văn phòng.
Biểu hiện khi bị đau dây thần kinh tọa?
- Đau buốt: Đau từ thắt lưng trở xuống đến bàn chân. Cơn đau xảy ra dai dẳng. Nhiều người có cảm giác bị tê chân. Đau thường chỉ xảy ra ở một bên chân. Trong một số trường hợp, đau xảy ra ở cả hai bên chân. Đau tăng lên khi đi lại nhiều, ho, hắt hơi, hay có áp lực nặng đè lên hai chân.
- Cứng cột sống: Sau một đêm ngủ dài, khi thức dậy bạn sẽ thấy cột sống và chân cứng đơ. Hiện tượng xảy ra do viêm dây thần kinh tọa làm tắc nghẽn mạch máu.
- Nóng và tê bì: Nóng, ngứa ran và tê bì dọc một bên chân giống như kiến cắn.
- Cản trở vận động thường ngày: Khó khăn khi di chuyển, cúi hoặc nghiêng người. Người bệnh đi khập khiễng hoặc thay đổi dáng đi.
Cách điều trị đau dây thần kinh tọa
Trong điều trị thần kinh tọa, các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ kết hợp với chườm nóng lạnh.
Bên cạnh sử dụng thuốc, vật lý trị liệu cũng được sử dụng phối hợp để điều trị bệnh đau thần kinh tọa. Ngoài ra, có thể kết hợp với các phương pháp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm để điều trị mang đến hiệu quả cao.
Có nên chữa thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu?
Giải đáp về phương pháp bấm huyệt thoát vị đĩa đệm
Một số bài tập vận động tại nhà hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa
Khi bị đau dây thần kinh tọa, mọi người hay chọn nằm nghỉ ngơi để không ảnh hưởng đến bệnh. Tuy nhiên, sau khi cơn đau cấp tính qua đi, bạn cần vận động trở lại. Điều đó sẽ hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn thay vì giữ lâu một tư thế.
Một số bài tập đơn giản bạn có thể áp dụng tại nhà:
Kéo giãn đầu gối
Bạn cần chuẩn bị một cái thảm. Nằm ngửa lên thảm, kê đầu bằng một cái gối nhỏ. Đưa một chân lên và gập đầu gối lại, duỗi thẳng bàn chân, rộng bằng vai. Dùng tay kéo đầu gối về phía ngực sao cho bạn thấy căng nhưng thoải mái là được. Dần dần tăng độ căng của bài tập lên. Giữ trong tư thế này 20 – 30 giây, hít thở sâu. Lặp lại với một chân còn lại. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi chân.
Lưu ý:
- Bạn tránh căng cổ, ngực hoặc vai quá mức;
- Đừng kéo giãn khi bạn cảm thấy khó chịu;
- Bạn có thể đưa cả hai đầu gối lên và kéo cùng lúc.
Mở rộng lưng
Để bắt đầu bài tập bạn cần nằm sấp trên một tấm thảm. Dùng khuỷu tay nâng người lên, cổ hướng về phía trước. Cố gắng tạo cho lưng thành hình vòm bằng cách hạ khuỷu tay thấp. Nếu bạn làm đúng, bạn sẽ cảm thấy căng nhẹ ở cơ vùng bụng khi nâng phần trên cơ thể lên. Giữ tư thế 5 – 10 giây đồng thời hít thở sâu. Lặp lại 2 – 3 lần.
Kéo giãn gân kheo
Bạn cần chuẩn bị một cái ghế thấp ngay đầu gối. Đứng thẳng người, nâng một chân lên ghế, chân còn lại đứng thẳng. Hơi khom người về trước sao cho bạn cảm thấy chân đứng thẳng hơi căng phía sau là được. Giữ trong 10 – 15 giây. Làm tương tự cho chân còn lại. Lặp lại 2 – 3 lần.
Những thói quen xấu có thể gây ra đau thần kinh tọa bạn cần nên tránh
- Mang vác vật nặng không đúng cách.
- Bỏ ví ở túi sau.
- Nằm nệm quá mềm hoặc nằm võng quá lâu.
- Sử dụng giày cao gót quá nhiều.
- Ăn uống không điều độ.
Đau thần kinh tọa nên ăn và nên tránh ăn gì?
Thực phẩm nên tránh
- Đồ ăn chế biến sẵn.
- Đồ ăn nhiều đạm: các loại thịt đỏ, hải sản.
- Hạn chế ăn muối và mỡ nhiều.
- Các loại đồ uống có cồn và gas.
Thực phẩm nên ăn
Các loại rau quả có chứa nhiều vitamin, canxi, sắt và chất xơ.
Đau thần kinh tọa ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Do đó, bạn cần có một chế độ sống lành mạnh kết hợp với vận động thường xuyên để tránh bị đau dây thần kinh tọa. Khi có các biểu hiện đau dây thần kinh tọa, bạn nên gặp bác sĩ để tư vấn và đưa ra hướng điều trị kịp thời.
Hơn 80% phụ nữ mang thai đều phải trải qua tình trạng đau xương chậu. Khi gặp hiện tượng này, các mẹ nên làm gì để hạn chế cơn đau? Tìm hiểu ngay nhé: Đau xương chậu khi mang thai: Cách giảm đau an toàn cho mẹ