Chấn thương sọ não là tổn thương thường gặp, gây tỉ lệ tử vong cũng như thương tật cao. Tại Việt Nam, chấn thương sọ não chủ yếu do tai nạn giao thông cũng như tai nạn trong sinh hoạt gây ra. Bài viết sau đây sẽ giúp gia đình và người bệnh nhận biết tổng quát về vấn đề này, hiểu những cơ chế gây ra tổn thương, cách đánh giá bệnh nhân cơ bản. Đồng thời, hiểu rõ những tổn thương thường gặp để phòng tránh và đưa bệnh nhân đến cơ sở ý tế kịp thời. Hãy cùng theo dõi bài viết của Bác sĩ Lê Anh Thư nhé!
Chấn thương sọ não là gì?
Chấn thương sọ não (CTSN) là một chấn thương đột ngột đủ mạnh để gây tổn thương não. Nó có thể xảy ra khi có cú đánh hoặc va đập vào đầu. Và cũng có thể xảy ra khi một vật thể xuyên qua hộp sọ.1
Phân loại theo cơ chế sinh bệnh học, chấn thương sọ não là kết quả của hai quá trình riêng biệt:2
- Chấn thương sọ não nguyên phát. Loại này xảy ra tại thời điểm chấn thương (đụng dập vỏ não, vết thương, mảnh xương, tổn thương trục lan tỏa và đụng dập thân não).
- Chấn thương thứ cấp: phát triển sau chấn thương ban đầu. Bao gồm các chấn thương từ tụ máu nội sọ, phù nề, giảm oxy máu, thiếu máu cục bộ (chủ yếu do tăng áp lực nội sọ (ICP) và/hoặc sốc), co thắt mạch,…
Phân loại CTSN theo hệ thống đơn giản chỉ dựa trên điểm GCS – Glasgow Coma Scale/Score:3
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ của chúng tôi
- GCS 14 – 15 = nhẹ.
- GCS 9 – 13 = vừa phải.
- GCS ≤ 8 = nghiêm trọng.
Nguyên nhân chấn thương sọ não
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến chấn thương sọ não bao gồm:4
- Té ngã. Các tai nạn té ngã từ trên giường hoặc trên thang, ngã khi đi xuống cầu thang, hay trượt chân trong bồn tắm,… là những nguyên nhân phổ biến của chấn thương sọ não nói chung. Đặc biệt là té ngã ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
- Tai nạn giao thông. Các vụ va chạm liên quan đến các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, xe đạp,… hay người đi đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương sọ não tại Việt Nam.
- Bạo lực. Các vết thương do súng đạn, bạo lực gia đình, lạm dụng trẻ em và các vụ hành hung khác. Trong đó, hội chứng rung lắc ở trẻ là một dạng chấn thương sọ não ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng trẻ bị rung lắc dữ dội, nhất là khi bị tung hứng, hay quay tròn mạnh.
- Các chấn thương trong thể thao. Chấn thương sọ não có thể do các chấn thương khi luyện tập hoặc chơi các môn thể thao. Bao gồm bóng đá, quyền anh, bóng chày, trượt ván, khúc côn cầu và các môn thể thao có tác động mạnh hoặc quá sức khác. Những điều này đặc biệt phổ biến ở đối tượng người trẻ tuổi.
- Các vụ nổ và các chấn thương chiến đấu khác. Vụ nổ là nguyên nhân phổ biến gây chấn thương sọ não ở quân nhân tại ngũ. Mặc dù thiệt hại xảy ra thế nào vẫn chưa được tìm hiểu rõ, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng sóng áp lực (do các vụ nổ gây ra) đi qua não làm gián đoạn đáng kể chức năng của não.
- Chấn thương sọ não cũng là hậu quả của các vết thương do các mảnh đạn xuyên qua, hoặc mảnh vỡ đập mạnh vào đầu, ngã hoặc va chạm cơ thể với các vật thể sau một vụ nổ.
Triệu chứng chấn thương sọ não (có thể theo từng nguyên nhân)
Chấn thương sọ não nhẹ3
Các triệu chứng của CTSN nhẹ có thể bao gồm mất ý thức ngắn trong một số trường hợp. Tuy nhiên, nhiều người bị CTSN nhẹ vẫn tỉnh táo sau chấn thương.
Một số triệu chứng chấn thương sọ não nhẹ thường gặp bao gồm:
- Đau đầu.
- Hoang mang.
- Lâng lâng.
- Chóng mặt.
- Nhìn mờ hoặc mắt mệt mỏi.
- Tiếng chuông trong tai.
- Mùi vị khó chịu trong miệng.
- Mệt mỏi.
- Thay đổi cách ngủ.
- Thay đổi hành vi hoặc tâm trạng.
- Suy giảm trí nhớ, sự tập trung, chú ý hoặc suy nghĩ.
Chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng3
Đối với chấn thương sọ não trung bình hoặc nặng, bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng tương tự tình trạng chấn thương sọ não nhẹ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể có các triệu chứng khác như:
- Đau đầu dữ dội hơn hoặc không biến mất.
- Nôn hoặc buồn nôn lặp đi lặp lại.
- Co giật hoặc động kinh.
- Không thể thức dậy sau giấc ngủ.
- Giãn đồng tử 1 hoặc 2 bên.
- Nói lắp.
- Yếu hoặc tê ở tay và chân.
- Mất phối hợp các động tác.
- Tăng nhầm lẫn, bồn chồn hoặc kích động.
Xử lý tại nhà có được không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi có biểu hiện hoặc nghi ngờ có chấn thương sọ não, người nhà hoặc bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác.
Chẩn đoán chấn thương sọ não
Thăm khám lâm sàng3
Nên xem CTSN là đa chấn thương. Bệnh nhân sẽ được thăm khám toàn diện các hệ cơ quan và tri giác, cũng như các tổn thương liên quan đến chuyên khoa thần kinh một cách kỹ lưỡng.
Các thương tích đầu mặt
Ví dụ: Rách da, sưng bầm, lòi mô não, lộ sọ,…
Vỡ sàn sọ:
- Sàn sọ trước chảy dịch não tủy qua mũi, dấu kính râm…
- Sàn sọ giữa chảy dịch não tuỷ qua tai, dấu bầm sau tai (Battle’sign),…
Đánh giá tri giác dựa trên thang điểm Glasgow – thang điểm đánh giá nhanh tình trạng tri giác của bệnh nhân sau chấn thương
Thang điểm giúp phân loại mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân:3
- Mức độ rất nhẹ: GCS = 15 + không mất ý thức + không mất trí nhớ.
- Mức độ nhẹ: GCS = 14. Hay GCS = 15, kèm theo mất ý thức dưới 5 phút hoặc mất trí nhớ.
- Mức độ trung bình: GCS 9 – 13. Hoặc mất ý thức trên 5 phút. Hoặc có dấu thần kinh khu trú.
- Mức độ nặng: GCS 5 – 8.
- Mức độ nguy kịch: GCS 3 – 4.
Dấu thần kinh khu trú
Yếu hoặc liệt nửa người, giãn đồng tử 1 hoặc 2 bên (> 3mm) có hay không đáp ứng ánh sáng.
Các dây thần kinh sọ khác
- Liệt VII ngoại biên.
- Mất thị lực, có tình trạng bán manh do tổn thương dây II, hoặc mù vỏ não do tổn thương thuỳ chẩm.
- Đáy mắt: phù nề, xuất huyết võng mạc.
Khám chức năng thân não
Bác sĩ có thể xem xét các phản xạ của mắt để khám chức năng não:
- Phản xạ xoay mắt xoay đầu.
- Phản xạ mắt búp bê.
- Phản xạ mắt tiền đình.
- Phản xạ nôn sặc.
- Rung giật nhãn cầu: thường gặp ở trẻ em máu tụ ở hố sau.
Chỉ định cận lâm sàng1 3
X – quang sọ
Đánh giá tổn thương xương. Tuy nhiên, ngày nay, CT – scan trở nên phổ biến hơn do tính chính xác cao.
CT – scan sọ não
Đây là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán CTSN. Phương pháp này được chỉ định khi:
- GCS = 15đ (đau đầu nhiều, ói).
- GCS ≤ 14 đ.
- Dấu thần kinh khu trú (giãn đồng tử, liệt 1⁄2 người).
- Tri giác giảm.
- Rối loạn tâm thần sau chấn thương.
- Chảy dịch não tủy qua mũi, tai.
- Động kinh sau CTSN.
- Nứt sọ trên X – quang.
- Vết thương sọ não.
- Tăng áp lực nội sọ trên bệnh nhân có theo dõi áp lực nội sọ.
- Bệnh nhân cần gây mê để làm thủ thuật cần theo dõi chấn thương sọ não.
- Chụp kiểm tra sau mổ.
- Chụp theo dõi điều trị bảo tồn.
Một số cách nhận biết các tổn thương trên CT scan sọ não:
Vỡ xương | Một số tổn thương nội sọ hay gặp | |||
Máu tụ ngoài màng cứng | Máu tụ dưới màng cứng | Máu tụ trong não | Xuất huyết dưới nhện | |
|
|
Ngoài trục, hình liềm, qua được khớp sọ, thường kèm dập não cùng hoặc đối bên | Tăng đậm độ trong tổ chức não, thường vùng trán, thái dương, đỉnh, chẩm. | Tăng đậm độ ở rãnh, bể não, thường kèm các tổn thương khác. |
Điều trị chấn thương sọ não
Phân tầng nguy cơ tổn thương nội sọ cho bệnh nhân CTSN3
Điều này giúp bác sĩ hiểu rõ các vấn đề nguy cấp trên bệnh nhân để tiến hành các điều trị hợp lý, tránh quá tải bệnh viện cũng như tư vấn hợp lý cho bệnh nhân và người nhà tránh nhầm lẫn cũng như hoang mang.
Bệnh nhân nguy cơ cao:
- Mức ý thức không rõ do ngộ độc rượu, thuốc hay rối loạn chuyển hoá.
- Dấu thần kinh khu trú.
- Tri giác giảm dần.
- Chấn thương sọ xuyên thấu hoặc lún sọ.
Bệnh nhân nguy cơ vừa:
- Ói.
- Mất trí nhớ sau chấn thương.
- Có dấu hiệu vỡ sàn sọ.
- Đa chấn thương.
- Chấn thương vùng mặt nghiêm trọng.
- Có thể có vết thương sọ não hoặc lún sọ.
- Lạm dụng trẻ em.
- Sưng bầm dưới da đầu nghiêm trọng.
Bệnh nhân nguy cơ thấp:
- Thay đổi hoặc mất ý thức sau chấn thương.
- Đau đầu tiến triển.
- Say rượu.
- Động kinh sau chấn thương.
- Bệnh sử không tin cậy hoặc không đầy đủ.
- Nhỏ hơn 2 tuổi.
Tiêu chí theo dõi tại nhà:
- CT – scan sọ bình thường.
- GCS lúc đầu từ 14.
- Không có dấu hiệu nguy cơ cao.
- Không có dấu hiệu nguy cơ vừa trừ mất ý thức.
- Không dấu thần kinh khu trú.
- Có người lớn tỉnh táo và có trách nhiệm để theo dõi bệnh nhân.
- Bệnh nhân có khả năng trở lại bệnh viện ngay khi cần thiết.
- Không có các tình huống phức tạp (không có nghi ngờ bạo lực gia đình hay lạm dụng trẻ em).
Điều trị hỗ trợ tại bệnh viện theo phân loại thang điểm Glasgow1
Chấn thương sọ não nhẹ (14 – 15)
- Nằm đầu cao 30° – 45°.
- Theo dõi dấu thần kinh mỗi 2 giờ.
- Truyền dịch đẳng trương 75 ml/giờ.
- Giảm đau nhẹ.
- Chống nôn.
- Không cho ăn uống tới khi bệnh nhân tỉnh, sau đó cho ăn thức ăn lỏng.
Chấn thương sọ não vừa (9 – 13)
- Y lệnh như loại nhẹ.
- Cho nhập săn sóc đặc biệt nếu CT – scan có dập não, xuất huyết.
- Tri giác không cải thiện, cần chụp CT – scan lại sau 12 giờ.
Chấn thương sọ não nặng (3 – 8)
- Hồi sức hô hấp tuần hoàn.
- Duy trì huyết áp > 90 mmHg: dịch, máu.
- PaO2 > 60 mmHg: thở Oxy liều cao.
- Đặt nội khí quản.
- Đặt sonde tiểu, sonde dạ dày.
- Giám sát ICP.
Chỉ định phẫu thuật3
Tuỳ vào từng loại tổn thương mà có những chỉ định mổ khác nhau. Dưới đây là một số chỉ định cho các loại tổn thương hay gặp.
Gãy lún xương
Trường hợp gãy xương ngay tại vị trí có vết thương phần mềm trên da đầu, nhưng không có bằng chứng về sự thông thương của não bên trong với môi trường bên ngoài.
Lún sọ hở | Đây là trường hợp bệnh nhân có gãy xương ngay tại vết thương, nhưng không có tổng.
Phẫu thuật cho những trường hợp xương gãy bị lõm lớn hơn độ dày của bản lề sọ và những người không đáp ứng các tiêu chí để xử trí không phẫu thuật được liệt kê dưới đây. Quản lý không phẫu thuật có thể được xem xét nếu có tất cả các tiêu chí sau:
|
|
Lún sọ kín (đơn giản) | Đây là trường hợp gãy xương đơn giản mà không có bất kỳ vết thương phần mềm nào ở vị trí tương ứng. Chấn thương này có thể được xử trí bằng phẫu thuật hoặc không phẫu thuật tùy từng trường hợp cụ thể. | |
Trường hợp tụ máu ngoài màng cứng | Thể tích khối máu tụ > 30 cm³ bất kể tri giác.
Khối máu tụ với tất cả các đặc điểm sau đây có thể được quản lý không phẫu thuật bằng chụp CT liên tiếp, và quan sát thần kinh chặt chẽ trong một trung tâm phẫu thuật thần kinh:
|
|
Trường hợp tụ máu dưới màng cứng cấp | Khối máu tụ có độ dày > 10 mm và/hoặc di lệch đường giữa > 5 mm (trên CT) bất kể GCS.
Khối máu tụ có độ dày
|
Tiêu chuẩn phẫu thuật của dập não xuất huyết
- Giảm tri giác tiến triển có thể xảy ra đối với các bệnh nhân không đáp ứng điều trị nội hoặc dấu hiệu khối choán chỗ trên CT.
- Hoặc thể tích dập não xuất huyết trên > 50 cm³ cc hoặc ml.
- Hoặc GCS = 6 – 8 với thể tích dập não xuất huyết trán hoặc thái dương hơn 20 cm³ với di lệch đường giữa ≥ 5 mm và/hoặc đè ép bể não trên CT.
Điều trị phục hồi chức năng
Có thể bao gồm các liệu pháp cải thiện cho bệnh nhân gặp khó khăn về thể chất, cảm xúc và nhận thức:5
- Vật lý trị liệu, để xây dựng sức mạnh thể chất, khả năng phối hợp và sự linh hoạt trong vận động.
- Liệu pháp nghề nghiệp, để giúp bệnh nhân học hoặc học lại cách thực hiện các công việc hàng ngày. Chẳng hạn như: mặc quần áo, nấu ăn và vệ sinh cá nhân.
- Liệu pháp ngôn ngữ, để giúp bệnh nhân có khả năng nói và các kỹ năng giao tiếp khác và điều trị chứng rối loạn nuốt – một di chứng có thể xảy ra sau CTSN.
- Tư vấn tâm lý, để giúp bệnh nhân học các kỹ năng đối phó, xây dựng các mối quan hệ và cải thiện tình cảm của bệnh nhân.
- Tư vấn nghề nghiệp, tập trung vào khả năng trở lại làm việc của bệnh nhân và đối phó với những thách thức tại nơi làm việc.
- Liệu pháp nhận thức, để cải thiện trí nhớ, sự chú ý, nhận thức, học tập, lập kế hoạch và phán đoán của bệnh nhân.
Một số bệnh nhân CTSN có thể bị tàn tật vĩnh viễn. CTSN cũng có thể khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác như lo lắng, trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Điều trị những vấn đề này có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.
Qua bài viết trên, Bác sĩ Lê Anh Thư hy vọng bạn đọc đã có thêm thông tin về chấn thương sọ não. Đây là một tổn thương thường gặp trong đời sống và có tỷ lệ tử vong, thương tật cao. Việc có cái nhìn tổng quan về chấn thương này sẽ giúp chúng ta phần nào phòng tránh và có những bước xử lý kịp thời, giúp nâng cao khả năng phục hồi của bệnh nhân.