Bệnh Alzheimer là một trong những bệnh lý làm sa sút trí tuệ và bắt gặp ở phần lớn người cao tuổi. Bệnh lý này thường tiến triển một cách từ từ và diễn ra theo nhiều giai đoạn. Vậy thì bệnh Alzheimer giai đoạn cuối có những đặc điểm gì mà bạn đọc nên biết? Bài viết sau đây của Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang sẽ giải đáp ngay thắc mắc này cho bạn. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!
Nhận biết bệnh Alzheimer giai đoạn cuối
Đặc điểm của bệnh
Bệnh Alzheimer ở giai đoạn cuối còn gọi là bệnh Alzheimer giai đoạn nặng, mức độ nặng. Trong giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer, các triệu chứng sa sút trí tuệ xảy ra ở mức độ cực kỳ trầm trọng. Cụ thể, người bệnh sẽ mất khả năng phản ứng với môi trường xung quanh. Kế đến là mất khả năng giao tiếp và sau cùng là mất khả năng kiểm soát vận động.
Người bệnh vẫn có thể nói một vài từ hoặc một vài cụm từ đơn giản. Tuy nhiên, sự đáp ứng với kích thích đau sẽ rất hạn chế. Khi trí nhớ và khả năng nhận thức ngày càng sa sút, tính cách của người bệnh sẽ thay đổi. Chính vì thế, người bệnh rất cần sự chăm sóc đặc biệt từ người thân.1 2
Những dấu hiệu nhận biết giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer
Một số dấu hiệu chứng tỏ người bệnh đã rơi vào giai đoạn sau cùng của bệnh Alzheimer:2 3 4
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ của chúng tôi
- Thường xuyên lặp đi lặp lại một câu nói hoặc một câu hỏi.
- Khả năng tự ăn uống bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng tự ăn uống.
- Rối loạn hành vi từ mức độ nặng trở lên.
- Cần sự chăm sóc thường xuyên của người thân.
- Rối loạn giấc ngủ mức độ nặng.
- Khả năng tự đi lại suy giảm trầm trọng, thậm chí phải ngồi xe lăn.
- Sự nhận thức về môi trường xung quanh bị rối loạn nghiêm trọng.
- Mất khả năng giao tiếp.
- Dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng như: viêm phổi, viêm họng, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng da,…
- Mất khả năng kiểm soát việc đi vệ sinh. Có thể bao gồm: Tiêu tiểu không biết gọi, tiểu không kiểm soát,…
Bệnh Alhzeimer giai đoạn sau cùng gây ảnh hưởng như thế nào?
Có thể nói, ở giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer. Cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng từ nặng đến nghiêm trọng. Cụ thể, người bệnh thường không còn khả năng tự thực hiện những hoạt động sinh hoạt thường ngày. Chẳng hạn như: ăn uống, đi lại, vệ sinh cá nhân,…
Bên cạnh đó, vấn đề chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối vô cùng khó khăn. Nguyên nhân là vì người bệnh thường suy giảm trầm trọng phần lớn khả năng tự thực hiện những hoạt động sinh hoạt cơ bản. Thậm chí người bệnh còn hợp tác rất kém trong việc để cho người thân chăm sóc.1 2
Cách chăm sóc người bệnh Alhzeimer khi họ đang ở giai đoạn cuối của bệnh
Việc chăm sóc người bệnh Alzheimer trong giai đoạn cuối của bệnh bao gồm nhiều vấn đề. Trong đó, thường là việc:1 2 4
Chăm sóc việc ăn uống của người bệnh
Trong giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer, đa số người bệnh sẽ giảm hứng thú đối với việc ăn uống. Hoặc không kiểm soát được lượng thức ăn mà mình đã ăn vào. Tình trạng này khiến họ dễ bị rối loạn dinh dưỡng, có thể thiếu hoặc thừa một vài nhóm chất.
Để chăm sóc tốt người bệnh, chúng ta nên:
- Không để người bệnh ăn vặt thường xuyên.
- Theo dõi sát việc ăn uống của người bệnh.
- Duy trì một khung giờ ăn cố định hàng ngày.
- Chia các bữa ăn trong ngày thành các bữa nhỏ. Thay vì để họ ăn ít bữa ăn lớn.
- Cho người bệnh ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá. Đồng thời đảm bảo đầy đủ các nhóm chất cần thiết như: protein, đường, chất béo, vitamin, chất xơ,…
Chăm sóc việc vệ sinh cá nhân
Hầu hết người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối đều không thể tự vệ sinh cá nhân. Vì vậy, người thân nên chăm sóc họ bằng các biện pháp:
- Tắm rửa cho người bệnh hàng ngày.
- Chăm sóc vấn đề tiêu tiểu. Có thể mặc tã người lớn cho bệnh nhân Alzheimer.
- Chăm sóc da cho người bệnh. Hạn chế loét tì đè bằng cách cho người bệnh nằm nệm.
- Thoa kem dưỡng da cho người bệnh.
- Cắt móng tay chân cho người bệnh thường xuyên.
Chăm sóc việc uống thuốc của người bệnh
Người thân không nên để người bệnh tự lấy thuốc uống mà phải chăm sóc việc uống thuốc của người bệnh.
Chăm sóc việc di chuyển của người bệnh
Trong giai đoạn cuối, người bệnh Alzheimer thường suy giảm nặng khả năng tự di chuyển. Vì vậy, người thân nên hỗ trợ sát sao người bệnh trong việc di chuyển. Không nên để người bệnh đi xa, đi ra khỏi nhà. Hoặc đi đến những nơi nguy hiểm như: Nguồn điện, hồ nước, nơi trơn trượt,… Trong một số trường hợp, chúng ta có thể trang bị gậy, khung tập đi hoặc xe lăn cho người bệnh.
Điều trị bệnh Alzheimer giai đoạn cuối
Hoạt động điều trị giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer bao gồm điều trị bệnh chính và các bệnh lý kèm theo. Cụ thể gồm:4
- Tăng huyết áp.
- Bệnh Parkinson.
- Đái tháo đường.
- Nhiễm trùng da, hô hấp, hệ tiết niệu,…
- Suy tim, suy gan, suy thận,…
Thuốc điều trị bệnh Alzheimer được gọi chung là chất ức chế cholinesterase. Bao gồm: Donepezil, Rivastigmine, Galantamine. Đây đều là những thuốc điển hình nhất và có hiệu quả cho những người ở giai đoạn sau của bệnh.1
Memantine cũng được khuyến khích sử dụng cho những người trong giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer. Loại thuốc này có thể làm chậm sự tiến triển của các triệu chứng. Bao gồm: Khó khăn với các hoạt động thường nhật và bị mất phương hướng khi di chuyển.1
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh Alzheimer giai đoạn cuối. Từ đó, bạn đọc sẽ biết được cách nhận biết, cũng như chăm sóc người bệnh nếu người thân hoặc người quen mắc bệnh lý này.