Sang chấn thời thơ ấu hay những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (ACE) có tác động to lớn đến nạn nhân là đứa trẻ trực tiếp trải qua và tỷ lệ cao trở thành thủ phạm của vấn đề bạo lực trong tương lai, của các vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng của nó là cả đời. Như 1 lời cảnh báo và từng chút một, chúng ta đều có thể cùng nhau tạo dựng cộng đồng và một thế giới mà mọi đứa trẻ đều có thể phát triển khỏe mạnh. Chúng ta hãy tìm hiểu thêm và cùng dự phần vào việc hỗ trợ và phòng ngừa những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu trong xã hội.
1. Trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu (ACE) là gì?
Từ năm 1995 đến năm 1997, nghiên cứu với hai lần thu thập dữ liệu trên hơn 17.000 người của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cùng với Kaiser Permanente một kết quả đáng bất ngờ và trở thành nguyên nhân thứ bảy trong 10 hàng đầu gây tử vong ở Mỹ. Tiếp xúc với mức độ cao, nó có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ, suy giảm hệ thống miễn dịch, rối loạn hệ thống hormone và thậm chí là thay đổi cả cấu trúc DNA và di truyền xuống các thế hệ.
Những người tiếp xúc với mức độ ít cao hơn có nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư phổi cao gấp 3 lần trong suốt cuộc đời và tuổi thọ trung bình giảm đi 20 năm. Trước thực tế đó, xong hiện nay các chuyên gia về vấn đề này vẫn chưa được đào tạo để sàng lọc hay điều trị tận gốc nó.
Sự tiếp xúc đang nói tới không phải là liều thuốc hóa dược như được hiểu một cách thông thương, mà nó là những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu của cá nhân. Vậy ở đây nó là gì?
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Sức khỏe tâm thần, tải ngay ứng dụng YouMed.
Theo định nghĩa của CDC, ACE(s) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tất cả các loại lạm dụng, ngược đãi, bỏ bê hay những trải nghiệm khác có khả năng gây thương tổn nghiêm trọng xảy ra với trẻ dưới 18 tuổi.
Nó không chỉ là việc điểm thấp trong một bài kiểm tra hay thua một trận đá bóng. Nó là những mối đe dọa nghiêm trọng và sâu sắc ảnh hưởng ngấm sâu vào cơ thể và làm thay đổi chức năng của tâm sinh của một đứa trẻ (dưới 18 tuổi).
2. Trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu (ACE) bao gồm:
Những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu (ACE) được phân loại thành ba nhóm lớn:
Lạm dụng
- Lạm dụng tình cảm: cha mẹ hoặc người lớn sống trong nhà của trẻ đã chửi rủa, xúc phạm, đôi khi là bạo lực mà tạo ra cho trẻ một sự sợ hãi và thương tổn nghiêm trọng.
- Lạm dụng thân thể: Cha mẹ hoặc người lớn sống trong nhà của trẻ có hành vi xô đẩy, túm, tát, đánh vào thân thể trẻ hoặc ném vật vào trẻ quá mạnh đến nỗi trẻ bị thương tích nghiêm trọng.
- Lạm dụng tình dục: Một người trưởng thành, họ hàng, bạn bè của gia đình hoặc người lạ lớn hơn bạn ít nhất 5 tuổi đã sờ, chạm vào vùng nhạy cảm như cơ quan sinh dục hay mơn trớn tình dục trên cơ thể trẻ, hoặc bắt trẻ chạm vào cơ thể của họ theo cách thức tình dục hay ngay cả bất cứ cố gắng nào liên quan hệ tình dục với trẻ.
Tổn thương trong gia đình
- Cha/Mẹ đối xử bạo lực: bị cha hoặc mẹ hoặc người nuôi dưỡng hay những người thân của họ đẩy, túm, tát, đá, cắn, ném vật vào trẻ, đánh mạnh vào một vật nào đó liên tục đánh trong ít nhất vài phút, bị đe dọa hoặc đã bị gây tổn thương bằng vũ khí.
- Gia đình có thành viên lạm dụng chất gây nghiện: Một thành viên trong gia đình là người nghiện lệ thuộc chất như rượu, heroin, amphetamin,…
- Gia đình có thành viên mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng: Một thành viên trong gia đình được chẩn đoán trầm cảm nghiêm trọng, tâm thần phân liệt, thực hiện hành vi tự sát (kể cả thất bại),…
- Cha mẹ ly thân hoặc ly dị: Cha mẹ trẻ đã từng ly thân hoặc ly dị.
- Thành viên gia đình bị giam giữ: Thành viên trong gia đình đã đi tù.
Bỏ bê
- Bỏ bê cảm xúc: Thiếu ít nhất thành viên nào đó trong gia đình khiến trẻ cảm thấy quan trọng, cảm thấy đặc biệt, cảm thấy được yêu thương, mọi người trong gia đình nhìn nhận giá trị của nhau bằng nhiều cách, cảm thấy gần gũi và gia đình được nhìn nhận như là một nguồn lực hỗ trợ.
- Bỏ bê thể xác: khi trẻ bị đói, bố mẹ không đủ tỉnh táo hoặc ở quá xa để chăm sóc trẻ. Thiếu ít nhất thành viên nào đó trong gia đình chăm sóc trẻ, bảo vệ trẻ và đưa trẻ đến bác sĩ khi cần thiết.
Trên đây cũng là những mục được dùng để đánh giá về thời thơ ấu của hơn 17.500 người trưởng thành. Mỗi câu trả lời có, sẽ được có một điểm trong thang điểm ACE. Sau đó, điều các nhà nghiên cứu làm là tìm ra mối tương quan giữa điểm số ACE và tình trạng sức khỏe. Nghiên cứu về ACE này đã thay đổi thực tiễn lâm sàng tại Hoa kỳ kể từ thập niên 90 cho đến nay.
3. Tác động của ACE
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- ACE phổ biến một cách khó tin:
- Cứ mỗi 2 ~ 3 người thì có 1 người có ít nhất một điểm ACE
- Trong tám người có một người, có ít nhất bốn điểm ACE.
- Có mối liên hệ giữa điểm số ACE và tình trạng sức khỏe: Điểm ACE càng cao, tình trạng sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất càng tệ.
- Một người có điểm số ACE bốn hoặc hơn có nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) cao gấp 2.5 lần một người có số điểm ACE bằng 0.
- Với bệnh viêm gan, tỉ lệ cũng là 2.5 lần.
- Với trầm cảm, tỉ lệ là 4.5 lần.
- Với tự sát, tỉ lệ là 12 lần.
- Một người với số điểm ACE >7, có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao gấp 3 lần.
- Với thiếu máu cơ tim nguy cơ cao gấp 3.5 lần và là nguy cơ tử vong số một tại Hoa Kỳ.
Trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu có liên quan đến rủi ro về sức khỏe nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe mãn tính, khả năng thích nghi với môi trường và xã hội thấp, nguy cơ chết sớm cao.
Tuy nhiên điểm số ACE cũng không có nghĩa là một đứa trẻ trải qua Trải nghiệm tổn thương đều đem lại kết quả xấu. Bởi vì, sự hiện diện của những kinh nghiệm tích cực hoặc các yếu tố bảo vệ trong bối cảnh sống của trẻ có thể gia tăng khả ứng phó, thích ứng và có thể bảo vệ trẻ đương đầu với kết quả tiêu cực về sức khỏe hay trong cuộc sống ngay cả khi tổn thương xảy ra.
Chúng ta có thể lý giải một cách thông thường rằng: Một người có một tuổi thơ tổn thương, thì sẽ có nhiều khả năng sử dụng rượu và thuốc hơn và gây tổn hại đến sức khỏe. Kết luận trên có thể là một phần, nhưng chưa đủ để lý giải về nguyên nhân. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cơ chế nguyên nhân và những khuyến nghị cùng hỗ trợ và phòng ngừa những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu trong xã hội hay chính những người thân trong gia đình.
Bác sĩ Nhiêu Quang Thiện Nhân
>> Đối mặt với những cảm xúc trong thời gian dài do chấn thương tâm lý không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để vượt qua sang chấn tâm lý hiệu quả.