Buồn sau sinh, trầm cảm sau sinh, loạn thần sau sinh, bạn đã thực sự hiểu rõ? (Phần 2)

Ở bài trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu như thế nào là buồn sau sinh. Vậy tình trạng này khác như thế nào với tình trạng trầm cảm sau sinh, hay loạn thần sau sinh? Ở bài viết này, chúng ta hãy cùng làm rõ hơn các khái niệm này nhé!

Trầm cảm sau sinh là gì?

Như đã nói ở bài trước, nếu các triệu chứng của buồn sau sinh kéo dài quá 2 tuần và có xu hướng ngày càng trầm trọng. Lúc này mọi chuyện không chỉ đơn giản chỉ là buồn sau sinh “baby blue” mà đó đã là trầm cảm sau sinh. Như vậy, trầm cảm sau sinh cũng có biểu hiện tương tự buồn sau sinh, tuy nhiên mức độ rầm trọng hơn rất nhiều.

Trầm cảm sau sinh có biểu hiện tương tự buồn sau sinh, tuy nhiên mức độ trầm trọng hơn rất nhiều

Xác định thời điểm bị trầm cảm

Tỉ lệ mắc trầm cảm sau sinh khoảng từ 10-15% ở phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu đưa ra, khoảng 50% phụ nữ biểu hiện trầm cảm sau sinh đã bị trầm cảm trong lúc mang thai. Được gọi là trầm cảm chu sinh ( tức là trầm cảm trong thai kì). Do vậy việc xác định chính xác thời điểm khởi phát trầm cảm rất quan trọng.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tâm lý, tải ngay ứng dụng YouMed.

Tình trạng này khởi phát trong vòng 12 tuần sau sinh.

Biểu hiện của bênh

Biểu hiện của trầm cảm sau sinh cũng tương tự như “baby blue” tuy nhiên nặng nề và dai dẳng hơn. Họ cảm thấy buồn sâu sắc, tuyệt vọng, thờ ơ, cáu gắt vô cớ. Không muốn giao tiếp. Mất hết mọi hứng thú trong cuốc sống thậm chí bỏ mặc và không quan tâm đến con. Mất tập trung, chán ăn, mất ngủ, mất năng lượng. Họ có thể nằm trên giường cả ngày và không muốn chăm sóc bản thân mình.

Xuất hiện những suy nghĩ lo lắng về đứa con, tự trách bản thân mình là người mẹ không tốt,..và nặng nề nhất đó là suy nghĩ muốn tự sát hoặc thâm chí thực hiện hành vi tự sát.

Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh

Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh được cho là do đa yếu tố. Do sự giảm đột ngột của hocmon sau sinh là một yếu tố khởi phát trầm cảm. Sự sụt giảm của các chất dẫn truyền thần kinh, do gene, do áp lực hay các yếu tố stress trong đời sống.

Sự giảm đột ngột của hocmon sau sinh là một yếu tố khởi phát trầm cảm

Cần làm gì khi xuất hiện trầm cảm sau sinh?

Khi được xác định là trầm cảm sau sinh, chắc chắn phải có sự can thiệp của bác sĩ và nhân viên y tế. Thực tế, việc điều trị bằng thuốc trong giai đoạn này cũng cần phải cân nhắc, vì một số loại thuốc có qua sữa mẹ. Tuy nhiên, bạn cần phải được thăm khám bởi chuyên gia tâm thần kinh. Để đánh giá mức độ bệnh hiện tại liệu có cần phải dùng thuốc hay chỉ cần hỗ trợ tâm lý trị liệu.

Cần được thăm khám bởi chuyên gia tâm thần kinh, đánh giá mức độ bệnh

Phương pháp chữa trị

Trong trường hợp nhẹ, có thể chỉ cần điều trị tâm lý. Tuy nhiên ở mức độ trung bình và nặng thì phải dùng thuốc phối hợp với tâm lý trị liệu. Đừng vì quá lo ngại thuốc sẽ ảnh hưởng đến sữa mà trì hoãn quá trình điều trị. Lâu ngày bệnh có thể diễn tiến mạn tính và khó đáp ứng thuốc, gây suy giảm chức năng.

Tùy vào mỗi cá nhân người bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc an toàn nhất và ít qua sữa nhất. Trong trường hợp này, vài trò của gia đình là rất quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh.

Loạn thần sau sinh

Biểu hiện của tình trạng loạn thần sau sinh đặc trưng bằng các triệu chứng như trầm cảm, hoang tưởng. Xuất hiện những suy nghĩ muốn làm hại chính bản thân mình hay đứa con của mình. Trên thực tế đã có những vụ việc gây đau lòng như mẹ giết con mới sinh vài tháng.

Các nghiên cứu cho thấy, loạn thần sau sinh là biểu hiện của rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cưc.

Loạn thần sau sinh có thể là biểu hiện của rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cưc

Khoảng 50% phụ nữ có tiền căn gia đình hoặc bản thân trước đó đã mắc các rối loạn này. Triệu chứng có thể khởi phát vài ngày sau sinh. Trung bình từ 2-3 tuần sau sinh hoặc thậm chí có thể lên đến 8 tuần sau sinh.

Biểu hiện của bệnh

Khởi đầu bằng những triệu chứng như mệt mỏi, mất ngủ, bứt rứt, dễ khóc hay tâm trạng không ổn đinh. Tiếp theo sau đó là sự xuất hiện của những nghi ngờ, những mối bận tâm quá mức. Sự ám ảnh về sức khỏe của em bé. Ví dụ như thấy con không chịu bú mặc dù bé vừa bú no thì bắt đầu xuất hiện những suy nghĩ dồn dập như liệu con có no chưa? Con có bệnh không? Con có ghét bỏ mình hay không mà không chịu bú.

Những suy nghĩ này có thể phát triển đến mức hoang đường hơn như luôn nói đứa bé đã chết rồi. Đây không phải là con mình và nói đứa bé là quỷ dữ tới để hại mẹ. Ngoài ra người mẹ còn nói đứa bé bị khuyết tật mặc dù các thăm khám lâm sàng đều ghi nhận em bé bình thường. Có thể xuất hiện những ảo thanh bên tai nói người mẹ hãy giết em bé đi và điều này đôi khi dẫn đến các hành vi đáng tiếc.

Vậy chúng ta cần làm gì với tình trạng này?

Đây được xem là tình trạng cấp cứu và chắc chắn phải được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh. Tùy váo mức độ của tình trạng mà bác sĩ cũng có các phương pháp sử dụng thuốc hay tâm lý trị liệu khác nhau.

Đây được xem là tình trạng cấp cứu

Gia đình nên làm gì cho mẹ

Khi thấy người mẹ có dấu hiệu loạn thần hay xuất hiện những suy nghĩ muốn giết con. Tuyệt đối không nên để mẹ ở cạnh bé mà không có người giám sát. Theo nhiều khuyến cáo thì tách rời mẹ con không có lợi. Vì vậy khi người mẹ có hành vi tạm ổn và muốn tiếp xúc với bé thì nên để mẹ và bé gặp nhau nhưng luôn giám sát.

Nguy cơ cao xảy ra tình trạng này là trước đó có rối loạn trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Trường hợp trước đó đã mắc các rối loạn này thì nên được theo dõi và thăm khám thường xuyên bởi bác sĩ tâm thần kinh. Đối với gia đình không nên coi người bệnh là bị “điên”. Đây là tình trạng rất phổ biến do nhiều biến động sau sinh. Ngoài ra bệnh có thể hồi phục bình thường nếu được phát hiện và điều trị đúng đắn.

Qua bài viết trên, mong rằng các bạn có thể hiểu được các mức độ của bệnh trầm cảm sau sinh để tìm ra cách xử trí đúng đắn. Ngoài ra, hy vọng bài viết có thể giúp mọi người có thể có cái nhìn cảm thông hơn đối với những người phụ nữ bị mắc chứng loạn thần sau sinh. Hãy đồng hành cùng những người phụ nữ của chúng ta để vượt qua giai đoạn này nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *