Bệnh rối loạn lưỡng cực và những điều cần biết (Phần 2)

1. DỊCH TỄ

  • Tuổi: khởi đầu có thể từ nhỏ 6-7 tuổi đến 50 tuổi, hiếm khi gặp ở tuổi lớn hơn. Tuổi trung bình thường gặp ở lưỡng cực là 30.
  • Tình trạng hôn nhân: thường gặp ở những người cô độc hơn những người có gia đình.
  • Rối loạn lưỡng cực I, thường gặp ở những người có kinh tế xã hội cao hơn., ở những người không tốt nghiệp đại học hơn những người tốt nghiệp.

Phụ nữ sau sinh có nguy cơ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực cao gấp hai lần người thường

2. BỆNH RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC ĐI KÈM

  • Nam thường đi kèm với những rối loạn về nghiện chất, nữ thường đi kèm với rối loạn lo âu và rối loạn ăn uống.
  • Nhìn một cách tổng quan thì những người có rối loạn lưỡng cực thường đi kèm với rối loạn lo âu hoặc rối loạn sử dụng chất hơn là những người có trầm cảm đợn cực.
  • Trong những nghiên cứu dịch tễ lâm sàng, những người rối loạn lưỡng cực đi kèm những rối loạn sử dụng chất, hoảng loạn và rối loạn ám ảnh cưởng chế cao gấp 2 lần hơn những ng có trầm cảm đơn cực.
  • Đồng mắc với rối loạn sử dụng chất và rối loạn lo âu gây tiên lượng xấu hơn và gia tăng đáng kể khả năng tự sát ở những người rối loạn lưỡng cực.

Nguồn: Betts psychiatric

3. DIỄN TIẾN VÀ TIÊN LƯỢNG BỆNH RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC

RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC I

DIỄN TIẾN

  • Rối loạn lưỡng cực I thường khởi đầu với giai đoạn trầm cảm (75% đối với nữ, 67% nam) và thường hay bị tái phát. Đa số bệnh nhân có cả trầm cảm và hưng cảm , mặc dù có 10-20% chỉ có hưng cảm. Một giai đoạn hưng cảm điển hình có một khởi phát nhanh (vài giờ đến vài ngày) nhưng có thể tiến triển qua vài tuần. Một cơn hưng cảm không điều trị kéo dài khoảng 3 tháng, do đó, nhà lâm sàng không nên ngưng thuốc trước thời gian đó. Đối với một người mà chỉ có một cơn hưng cảm đơn độc thì 90% sẽ có những cơn khác. Trong diễn tiến của rối loạn, khoảng thời gian giữa các giai đoạn thường ngắn lại.

Người bệnh nhận diện ra các triệu chứng càng sớm thì khả năng phòng ngừa bệnh diễn tiến nặng càng cao
  • Rối loạn lưỡng cực I ở trẻ em và người già.
    • Rối loạn lưỡng cực I có thể ảnh hưởng cả ở những người rất trẻ hoặc người già. Tỷ lệ mắc bênh ở trẻ em và người già chiếm khoảng 1% và khởi đầu có thể từ 8 tuổi. thường bị chẩn đoán nhầm là tâm thần phân liệt và rối loạn đối nghịch.
    • Rối loạn lưỡng cực I, khởi phát sớm thường có tiên lượng xấu. Triệu chứng hưng cảm thường gặp ở người già mặc dù nguyên nhân thì rất rộng và bao gồm cả những tình trạng không liên quan đến tâm thần, sa sút và sản cũng như rối loạn lưỡng cực I. Khởi phát thật sự của rối loạn lưỡng cực I ở người già thật sự không phổ biến.

TIÊN LƯỢNG

  • Đối với bệnh nhân có rối loạn lưỡng cực I thường có tiên lượng xấu hơn so với những người rối loạn trầm cảm chủ yếu. Khoảng 40-50% bệnh nhân có rối loạn lưỡng cực I có đợt hưng cảm thứ 2 trong vòng 2 năm sau đợt hưng cảm đầu tiên. Mặc dù dự phòng bằng Lithium có thể cải thiện được tiến trình và tiên lượng của rối loạn lưỡng cực I, có lẽ chỉ khoảng 50-60% bn đạt được hiệu quả kiểm soát triệu chứng với lithium. Một nghiên cứu trong vòng 4 năm đối với bệnh nhân lưỡng cực I cho thấy rằng trước đó bn có một tình trạng khó khăn trong công việc, lệ thuộc rượu, bệnh cảnh loạn thần, bệnh cảnh trầm cảm, những giai đoạn trung gian có nét trầm cảm, và giới tính nam là những yếu tố tiên lượng xấu. Khoảng thười gian ngắn của những giai đoạn hưng cảm, lợi thế tuổi khởi phát, có ít suy nghĩ tự sát và có ít những rối loạn tâm thần hoặc rối loạn y khoa khác kèm theo sẽ có tiên lượng tốt hơn.
  • Khoảng 7% những bệnh nhân có rối loạn lưỡng cực I không có những triệu chứng tái diễn, 45% có >1 giai đoạn và 40% có rối loạn mãn tính, Bệnh nhân có thể có từ 2 đến 30 giai đoạn hưng cảm, mặc dù con số trung bình khoảng 9 đợt. Khoảng 40% tất cả bệnh nhân rối loạn lưỡng cực I có hơn 10 cơn. Một theo dõi lâu dài, 15% tất cả bn nhân rối loạn lưỡng cực I khỏe, 45% có nhiều đợt tái phát, 30% đạt hồi phục 1 phần, 10% mãn tính. 1/3 bn có rối loạn lưỡng cực I có triệu chứng mãn tính và suy giảm chức năng xã hội.

Mức độ ảnh hưởng tâm lý xã hội ở người rối loạn lưỡng cực rất cao

RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC II

  • Diễn tiến và tiên lượng của lưỡng cực II gợi ý một chẩn đoán ổn định bởi vì thường bệnh nhân sẽ có chẩn đoán giống vậy sau 5 năm. Rối loạn lưỡng cực II là một bệnh mãn tính mà cần một tiến trình điều trị lâu dài.

Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang

>> Bệnh rối loạn lưỡng cực hầu hết tiến triển suốt đời. Những người được chẩn đoán rối loạn lưỡng cực cơn hưng cảm hoặc hỗn hợp duy nhất. Trị liệu tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị rối loạn lưỡng cực.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *