Y học thường thức: Hôn mê

Hôn mê là tình trạng thường gặp ở nhiều nhóm bệnh lý khác nhau. Bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn nhưng cũng có thể hôn mê dẫn đến tử vong. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về hôn mê qua bài viết dưới đây.

1. Hôn mê là gì?

Đây là tình trạng bất tỉnh kéo dài. Bệnh nhân hôn mê thông thường sẽ:

  • Không thể đánh thức.
  • Không thấy cử động chủ ý.
  • Trông như đang ngủ.
  • Không đáp ứng với các kích thích lay gọi hay kích thích đau.

Đôi khi ở bệnh nhân hôn mê có những động tác giật cơ, cử động khuôn mặt hoặc phát ra những âm thanh. Nhưng tất cả những điều trên đều không có nghĩa là bệnh nhân đang tỉnh hoặc đang tự kiểm soát.

2. Nguyên nhân

Hôn mê có thể do bất kỳ nguyên nhân nào làm ảnh hưởng hoặc gián đoạn đến chức năng bình thường của não bộ. Những nguyên nhân thường gặp nhất như:

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ của chúng tôi

  • Chấn thương sọ não.
  • Tai biến mạch máu não.
  • U não.
  • Hạ đường huyết hoặc rối loạn điện giải.
  • Ngộ độc thuốc hoặc rượu.
  • Giảm oxy máu hoặc giảm tưới máu não, thường gặp ở những bệnh nhân ngưng tim hoặc đuối nước.
  • Nhiễm trùng như viêm màng não hoặc viêm não.
  • Động kinh.

3. Tìm nguyên nhân hôn mê?

Ở những bệnh nhân đột ngột bất tỉnh, bác sĩ sẽ cần thực hiện thăm khám để đánh giá tri giác cũng như đáp ứng của bệnh nhân với lay gọi và kích thích đau, đáp ứng của đồng tử ở mắt với kích thích chiếu sáng. Sau đó, những xét nghiệm cần làm là:

  • Xét nghiệm máu.
  • Hình ảnh học não bộ. Đây là phương tiện cung cấp những hình ảnh ở não bộ giúp phát hiện bất cứ bất thường nào nếu có như là cắt lớp vi tính CT scan hay cộng hưởng từ MRI.
  • Đo điện não đồ EEG (electroencephalogram). Một kết quả điện não đồ giúp cung cấp thông tin về hoạt động điện ở não, qua đó đánh giá được tình trạng bất tỉnh hay những cơn động kinh xuất hiện.

Đo điện não đồ
  • Chọc dò dịch não tủy thắt lưng. Thực hiện chọc dò bằng một kim nhỏ tiếp cận vào vùng thắt lưng để lấy mẫu dịch não tủy thắt lưng. Dịch não tủy là chất dịch nằm bao quanh và dinh dưỡng cho não bộ và tủy sống. Mẫu dịch não tủy này sẽ dùng để làm các xét nghiệm đánh giá.

>> Bạn có thể xem thêm: Cần chuẩn bị gì trước khi đưa bệnh nhân Hôn mê đến gặp bác sĩ?

4. Điều trị 

Cách duy nhất điều trị hiệu quả hôn mê là điều trị đúng nguyên nhân. Điều này không phải luôn luôn khả thi. Nếu xác định được nguyên nhân dẫn đến hôn mê, các phương pháp điều trị đặc hiệu cần được thực hiện ngay lập tức để giảm thiểu tổn thương não bộ hay tránh tử vong.

Ở những trường hợp hôn mê chưa xác định được nguyên nhân, bác sĩ cố gắng duy trì hỗ trợ hô hấp và giữ cho nhịp tim của bệnh nhân ở ngưỡng an toàn. Để thực hiện được những việc trên, bệnh nhân cần được theo dõi liên tục hô hấp, tuần hoàn qua máy theo dõi. Bằng cách theo dõi qua máy liên tục, đội ngũ y tế có thể can thiệp ngay lập tức nếu tình trạng bệnh nhân trở nặng. Đôi khi, những bệnh nhân hôn mê cần hỗ trợ hô hấp bằng máy thở.

Bệnh nhân hôn mê cần được theo dõi liên tục

Những bệnh nhân hôn mê cũng cần được:

  • Điều trị thuốc để kiểm soát tốt các chức năng của cơ thể như huyết áp, nhịp tim hay nhiệt độ.
  • Đặt đường truyền tĩnh mạch hoặc sonde dạ dày.
  • Xoay trở chống loét ở những vùng tì đè do nằm lâu.
  • Thực hiện các xét nghiệm máu thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu bất thường hay nhiễm trùng.
  • Thăm khám phản xạ và đánh giá các đáp ứng thường xuyên trong thời gian điều trị.
  • Theo dõi sát nhiệt độ cơ thể cũng như những chỉ số sinh hiệu quan trọng khác.

5. Hôn mê kéo dài bao lâu?

Thông thường, các trường hợp hôn mê không quá nặng nếu được chẩn đoán nguyên nhân sớm và can thiệp kịp thời thường hồi tỉnh trong khoảng 2 – 4 tuần. Hôn mê thường không kéo dài và bệnh nhân thường hồi phục sau vài tuần nếu được điều trị đúng nguyên nhân. Sau hôn mê, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn hoặc một phần. Những trường hợp hôn mê nặng, không thể chẩn đoán hoặc điều trị nguyên nhân có thể dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên, những bệnh nhân chấn thương sọ não nặng có thể chuyển từ trạng thái hôn mê sang tình trạng sống thực vật kéo dài. Những bệnh nhân này có các hoạt động điện của não bộ như một người ngủ lâu dài và vẫn có khả năng thức giấc.

Bác sĩ Ngô Minh Quân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *