Y học thường thức: Rối loạn thích nghi (Phần 2)

1. DỊCH TỄ

Tỉ lệ hiện mắc ước tính từ 2-8% dân số chung. Nữ được chẩn đoán rối loạn thích ứng cao gấp 2 lần so với nam và nữ độc thân có yếu tố nguy cơ cao nhất. Ở trẻ em và trẻ vị thành niên, tỉ lệ mắc của nam và nữ là ngang nhau. Rối loan có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào tuy nhiên thường thấy nhất là ở tuổi vị thành niên. Ở tuổi vị hành niên, những stress thường gặp nhất ở hai giới là vấn đề trường học, cha mẹ bỏ rơi hoặc li hôn, lạm dụng chất kích thích. Ở tuổi trưởng thành, những nguyên nhân thường gặp là vấn đề hôn nhân, li hôn, chuyển đến nơi làm việc mới và vấn đề tài chính.

Rối loạn thích ứng là một chẩn đoán tâm thần thường gặp nhất đối với những bệnh nhân có những vấn đề cần nhập viện hoặc phẫu thuật. Trong một nghiên cứu, có khoảng 5% bệnh nhân nhập viện trong vòng 3 năm có rối loạn thích ứng. Lên đến 50% những bệnh nhân có vấn đề y khoa chuyên biệt hoặc yếu tố gây stress có được chẩn đoán rối loạn thích ứng. Hơn thế nữa, 10-30% bệnh nhân có vấn đề sức khỏe tâm thần điều trị ngoại viện và 50% bệnh nhân nội viện được chẩn đoán rối loạn thích ứng.

2. NGƯỜI CÓ NGUY CƠ MẮC RỐI LOẠN THÍCH NGHI

Bất kì ai cũng có thể mắc rối loạn thích nghi. Không phải ai cũng đương đầu với các yếu tố khó khăn như nhau. Kỹ năng sống và những cách thức giúp bạn đương đầu với những khó khắn có thể quyết định bạn có thể có rối loạn thích nghi hay không.

3. DIỄN TIẾN TIÊN LƯỢNG

Với điều trị thích hợp, tiên lượng rối loạn thích nghi khá tốt. Hầu hết bệnh nhân trở về chức năng sống trước đâu trong vòng 3 tháng. Một vài người (đặc biệt trẻ vị thành niên) được chẩn đoán rối loạn thích nghi, sau này có thể có rối loạn khí sắc hoặc rối loạn sử dụng chất, do đó trẻ vị thành niên thường cần thời gian hồi phục lâu hơn so với người lớn.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Sức khỏe tâm thần, tải ngay ứng dụng YouMed.

Cũng như định nghĩa, rối loạn thích ứng bắt đầu trong vòng 3 tháng kể từ khi có stress và kéo dài không quá 6 tháng sau khi stress hoặc hệ quả có nó được giải quyết. Nếu stress là một sự kiện cấp (vd như mất việc), khởi đầu của rối loạn thường ngay lập tức (vd trong vòng vài ngày) và thời gian kéo dài thường ngắn (vd không quá một vài tháng). Nếu stress hoặc hậu quả của nó dai dẳng, rối loạn thích nghi có thể tiếp diễn và trở thành một dạng dai dẳng.

4. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN THÍCH NGHI

Nguồn: wiseGEEK

Nếu bạn được chẩn đoán rối loạn thích nghi, bạn cần được điều trị. Có thể bạn cần điều trị trong thời gian ngắn hoặc điều trị thời gian dài. Rối loạn thích nghi điểu hình có thể điều trị với những liệu pháp tâm lý, thuốc, hoặc cả hai.

Điều trị tâm lý

Khi đi làm tâm lý, bạn có thể trở về chức năng sống bình thường trước đây hoặc tốt hơn. Những tâm lý gia có thể nâng đỡ cảm xúc và giúp đỡ bạn hiểu được nguyên nhân của rối loạn thích nghi. Điều này có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng đương đầu với những tình huống khó khăn trong tương lai

Có nhiều liệu pháp điều trị rối loạn thích nghi. Những liệu pháp có thể là:

  • Liệu pháp nhóm
  • Chăm sóc tâm lý khẩn cấp
  • Nhận thức hành vi (CBT)
  • Trò chuyện liệu pháp
  • Liệu pháp tương tác cá nhân (IPT)

Điều trị bằng thuốc

Một vài người rối loạn thích nghi có thể cần sử dụng thuốc, điều trị này thường trong trong thời gian ngắn để giảm các triệu chứng như lo âu, trầm cảm, mất ngủ: Những thuốc này có thể là:

  • Benzodiazepine vd như lorazepam, alprazolam
  • Nonbenzodiazepine giải loa âu như gabapentin
  • SSRI hoặc SNRI như sertraline hoặc venlafaxine

5. PHÒNG NGỪA RỐI LOẠN THÍCH ỨNG

Không có phương pháp nào đảm bảo ngăn ngừa được rối loạn thích ứng. Tuy nhiên, học cách đương đầu và vượt qua có thể giúp bạn thích ứng đước với những yếu tố khó khăn. Bạn có thể tăng khả năng đương đầu và vượt qua bằng cách

  • Xây dựng một mạng lưới bạn bè, người thân có thể nâng đỡ bạn
  • Tìm kiếm điều tích cực trong những tình huống khó khăn
  • Sống khỏe mạnh
  • Tự tin vào bản thân rằng mình có thể vượt qua những khó khăn trong đời sống
Những điều này có thể giúp bạn đương đầu với những tình huống stress. Bạn có thể thảo luận với bác sĩ hoặc tâm lý gia để có những cách kiểm soát và đương đầu tốt nhất trong các tình huống khó khăn này.

Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *