Bài viết này sẽ hướng dẫn cho các bạn một số tips nho nhỏ để bản thân tự vượt qua nỗi lo, cũng như trả lời cho câu hỏi lo âu khi nào phải gặp bác sĩ Tâm thần để điều trị?
Chia sẻ với người khác
Sự hỗ trợ từ những người khác là rất quan trọng để vượt qua rối loạn lo âu lan tỏa. Nói chuyện với một người biết lắng nghe, quan tâm bạn là cách hiệu quả nhất để xoa dịu hệ thần kinh và giảm bớt lo lắng.
Đó có thể là bố mẹ hay những người bạn thân. Bạn nên lựa người nào có thể lắng nghe bạn mà không phán xét, chỉ trích. Cũng không nên lựa chọn những người quá bận rộn, hoặc khó tập trung và dễ xao nhãng. Vì việc họ không thật sự chú tâm đến tâm sự của bạn có thể sẽ không khiến bạn cảm thấy khá hơn.
Nói ra khi lo lắng bắt đầu “xâm chiếm” trí óc bạn. Chỉ cần nói chuyện trực tiếp về những lo lắng của bạn có thể khiến chúng dường như ít bị đe dọa hơn.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tâm lý, tải ngay ứng dụng YouMed.
Biết nên tránh ai khi bạn cảm thấy lo lắng. Nếu mẹ bạn là một người siêu lo, đừng nên gọi bà khi bạn cảm thấy lo lắng, bất kể thân đến đâu. Khi xem xét muốn tâm sự với ai, hãy tự hỏi liệu bạn cảm thấy tốt hơn hay tồi tệ hơn sau khi nói chuyện với người đó về nỗi lo của mình.
Những điều cần lưu ý
Chính rối loạn lo âu lan tỏa cũng là một chướng ngại ngăn cản bạn tiếp xúc với người khác. Lo lắng liên tục có thể khiến bạn cảm thấy không an toàn và khiến mối quan hệ trở nên tồi tệ.
Hãy nghĩ về những cách bạn có thể làm khi bạn cảm thấy lo lắng. Bạn có kiểm tra bạn đời của mình? Rút tiền? Đưa ra lời buộc tội? Đeo bám người khác? Một khi bạn nhận thức được sự lo lắng trong bất kỳ mối quan hệ nào.
Bạn có thể tìm kiếm những cách tốt hơn để đối phó với bất kỳ nỗi sợ hãi hoặc bất an nào mà bạn cảm thấy.
Học cách bình tĩnh nhanh chóng
Mặc dù việc nói chuyện trực tiếp với người khác là cách nhanh nhất để xoa dịu sự bất an. Nhưng thực tế không phải lúc nào bạn cũng có sẵn một người bạn như vậy ở bên.
Trong những tình huống này, bạn có thể nhanh chóng tự làm dịu và giảm các triệu chứng lo âu bằng cách sử dụng một hoặc nhiều giác quan của cơ thể:
Nhìn
Nhìn vào bất cứ thứ gì làm bạn thư giãn, khiến bạn mỉm cười: một khung cảnh đẹp, ảnh gia đình, ảnh mèo trên mạng xã hội.
Nghe
Nghe nhạc êm dịu, hát một giai điệu yêu thích hoặc chơi một nhạc cụ. Hoặc tận hưởng những âm thanh thư giãn của thiên nhiên: sóng biển, tiếng chim hót, gió thổi.
Ngửi
Ngửi hương hoa lá cành trong vườn. Hít thở không khí trong lành, sạch sẽ hoặc đó có thể là hương nước hoa yêu thích của bạn.
Nếm
Nếm hương vị của một món ăn yêu thích, từ từ thưởng thức từng miếng. Nhâm nhi một tách cà phê hoặc ly trà nóng.
Chạm
Tự xoa bóp cổ hoặc tay. Ôm với thú cưng. Bọc mình trong chăn mềm. Ngồi ngoài trời trong làn gió mát.
Vận động
Tập thể dục
Là một liều thuốc chống lo âu tự nhiên và hiệu quả. Nó làm giảm hoóc môn gây stress, tăng các chất có lợi cho cơ thể và thay đổi não làm cho nó bớt lo lắng.
Để giảm tối đa rối loạn lo âu lan tỏa, hãy cố gắng có ít nhất 30 phút hoạt động thể chất trong hầu hết các ngày. Tập thể dục như đi bộ, chạy, bơi hoặc khiêu vũ.
Sống cho hiện tại
Để tốt hơn nữa, thay vì tập trung vào suy nghĩ của bạn trong quá trình tập luyện, hãy vượt qua nỗi lo bằng cách tập trung vào cảm giác cơ thể bạn khi bạn di chuyển. Cố gắng chú ý cảm giác bàn chân của bạn chạm đất, nhịp thở của bạn, hoặc cảm giác của gió trên da.
Bạn không chỉ nhận được nhiều hơn từ việc tập luyện của mình. Bạn cũng sẽ làm gián đoạn dòng chảy của những lo lắng liên tục chạy qua đầu bạn.
Có cách nhìn mới về vượt qua nỗi lo
Triệu chứng
Triệu chứng cốt lõi của rối loạn lo âu lan tỏa là sự lo ngại dai dẳng. Điều quan trọng là phải hiểu điều đáng lo ngại là gì. Niềm tin của bạn về việc lo lắng đóng vai trò rất lớn trong việc kích hoạt và duy trì rối loạn lo âu lan tỏa.
Bạn có thể cảm thấy những lo lắng của mình đến từ bên ngoài từ những người khác, những sự kiện khiến bạn căng thẳng hoặc những tình huống khó khăn mà bạn phải đối mặt. Nhưng, trên thực tế, lo lắng là tự bản thân mình tạo ra.
Suy nghĩ tiêu cực
Khi bạn lo lắng, bạn sẽ nói với chính mình về những điều bạn sợ hoặc những sự kiện tiêu cực có thể xảy ra. Bạn nghĩ đến những tình huống đáng sợ và suy nghĩ về tất cả các cách bạn có thể đối phó với nó. Về bản chất, bạn đang cố gắng giải quyết các vấn đề còn chưa xảy ra giống như kiểu “lo bò trắng răng” ý.
Tất cả những điều này có thể là cách bạn đang tự bảo vệ mình bằng cách chuẩn bị cho tình huống xấu nhất hoặc tránh những tình huống xấu. Việc lo lắng này là thường xuyên không những không hiệu quả mà còn làm hao mòn năng lượng tinh thần và cảm xúc của bạn mà cũng như không dẫn đến bất kỳ chiến lược hay hành động giải quyết vấn đề cụ thể nào.
Giải pháp
Chỉ khi bạn từ bỏ ý nghĩ rằng lo lắng có thể giúp mình bằng cách nào đó, bạn mới có thể bắt đầu giải quyết lo lắng và những nỗi lo của bạn “giống người bình thường” hơn, có ích hơn.
Có lẽ bạn nên học cách ngừng lo lắng và học cách chấp nhận sự không chắc chắn trong cuộc sống của mình.
Trên đây là 4 trong số 6 tips giúp bạn vượt qua nỗi lo. Theo dõi bài viết tiếp theo nhé: Rối loạn lo âu: 6 cách giúp bạn vượt qua nỗi lo (Phần 2)