Hội chứng mệt mỏi mãn tính: Nguyên nhân và triệu chứng

Trong cuộc sống mọi người đôi khi cảm thấy mệt mỏi khi bị căng thẳng hay bị bệnh. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy mệt mỏi suốt suốt ngày mặc dù không phát hiện bệnh nào cả. Nó có thể nghiêm trọng đến mức cản trở các hoạt động hàng ngày bình thường của bạn ở nhà và nơi làm việc. Vậy hội chứng mệt mỏi mãn tính là gì?

1. Hội chứng mệt mỏi mãn tính là gì?

Hội chứng mệt mỏi mãn tính không chỉ đơn thuần là mệt mỏi. Nó có một trạng thái mệt mỏi mới kéo dài ít nhất 6 tháng. Nó có thể nghiêm trọng đến mức cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn ở nhà và nơi làm việc.

Bạn luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi mặc dù đi khám không phát hiện ra bệnh gì cả

Khi mắc phải hội chứng này, hoạt động thể chất khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn, nhất là vào ngày hôm sau. Tình trạng càng trở nên bất ổn nhất là sau khi gắng sức. Bạn có xu hướng thức dậy mỗi buổi sáng nhưng luôn cảm thấy không ngủ đủ giấc và thường thì bạn thức dậy rất nhiều vào ban đêm mà không rõ vì lí do gì. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc tập trung và thực hiện các hoạt động trong ngày.

Khi bạn đứng lên sau ngồi hoặc nằm, bạn có thể cảm thấy lâng lâng và tim nhanh. Sau khi đứng dậy một lúc, có thể cảm thấy khủng khiếp và lại chỉ muốn nằm tiếp . Hội chứng mệt mỏi mãn tính có xu hướng xoay vòng qua các đợt bùng phát và thuyên giảm. Có thể có ngày tốt và ngày xấu. Mặc dù vào những ngày tốt bạn không trở lại hoàn toàn bình thường. Hiện chưa có bất kỳ phương pháp chữa trị bệnh hoàn toàn. Nhưng một số phương pháp điều trị có thể giúp cải thiện triệu chứng.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Sức khỏe tâm thần, tải ngay ứng dụng YouMed.

>> Xem thêm: Hội chứng mệt mỏi mãn tính: Chẩn đoán và điều trị

2. Nguyên nhân của hội chứng mệt mỏi mãn tính là gì?

Hiện nay, nguyên nhân của hội chứng này vẫn chưa được biết rõ. Nhưng các nhà khoa học đã xác định những bất thường tiềm ẩn trên những người mắc hội chứng này:

a. Các vấn đề về hệ thống miễn dịch

Các nghiên cứu trên hệ thống miễn dịch của những người mắc hội chứng này phát hiện các vấn đề khác thường ở những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính và những người không mắc hội chứng này. Tuy nhiên, có một điều rất may mắn đó là những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính không có hệ thống miễn dịch khiếm khuyết giống những người nhiễm HIV / AIDS bị.

b. Sản xuất năng lượng của cơ thể

Ở những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính. Các tế bào trong cơ thể gặp khó khăn trong việc tạo ra đủ năng lượng phục vụ cơ thể.

c. Bất thường tại nào

Bất thường được nhìn thấy trong hình ảnh của não (qua MRI hoặc CT). Những bất thường ở mức độ hormone não và trong hệ thống điện của não. Những bất thường này có thể đến và đi. Chúng không nhất thiết là tồn tại vĩnh viễn.

d. Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân không đặc hiệu khác được xác nhận trên nhóm bệnh nhân mắc hội chứng này. Nó có thể là do gen di truyền, nhiễm một số loại virus như EBV làm kích hoạt hội chứng. Hoặc sự thiếu hụt serotonin và cortisol trong não.

Một số nguyên nhân được cho là gây nên hội chứng mệt mỏi mãn tính

3. Triệu chứng là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
  • Mệt mỏi suốt cả ngày
  • Suy giảm trí nhớ và sự tập trung
  • Viêm họng
  • Hạch to xuất hiện ở cổ hoặc nách.
  • Đau cơ hoặc khớp không giải thích được
  • Nhức đầu
  • Ngủ không ngon giấc
  • Kiệt sức kéo dài hơn 24 giờ sau khi tập thể dục hoặc thể chất.

>> Xem thêm: Đau đầu dạng căng thẳng

Các triệu chứng thường gặp của hội chứng mệt mỏi mãn tính. Và nó kéo dài hơn 6 tháng
Ba tình trạng được coi là cốt lõi của tình trạng này:
  • Giảm khả năng thực hiện các hoạt động thông thường trong sáu tháng trở lên vì mệt mỏi.
  • Làm nặng thêm các triệu chứng (khó suy nghĩ, khó ngủ, đau họng, nhức đầu, cảm thấy chóng mặt hoặc mệt mỏi nghiêm trọng). Nhất là sau hoạt động thể chất hoặc tinh thần thông thường.
  • Khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

4. Khi nào đi khám bác sĩ?

Mệt mỏi có thể là triệu chứng của nhiều bệnh, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc rối loạn tâm lý – tâm thần. Nói chung, đi khám bác sĩ nếu bạn bị mệt mỏi kéo dài hoặc quá mức.

>> Xem thêm: Burnout: Tình trạng kiệt sức nơi làm việc và 13 cách để khôi phục

5. Ai là người dễ mắc hội chứng này?

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính bao gồm:

  • Tuổi tác. Hội chứng mệt mỏi lâu ngày này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường ảnh hưởng nhất đến những người ở độ tuổi 40 và 50.
  • Giới tính. Phụ nữ được chẩn đoán mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính nhiều hơn nhiều so với nam giới.
  • Stress. Căng thẳng nhiều trong cuộc sống có thể góp phần vào sự phát triển của hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Rõ ràng, hội chứng mệt mỏi mãn tính là một căn bệnh thực sự. Nhưng vì nguyên nhân của nó không rõ ràng và không có xét nghiệm chuyên biệt chẩn đoán bệnh. Chính vì không tìm ra nguyên nhân bênh, người mắc hội chứng này thường xuyên bị nghĩ rằng giả bộ bênh. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh gây ảnh hưởng đến rất nhiều cho cuộc sống. Việc tìm kiếm tới bác sĩ  để được chẩn đoán và điều trị sớm góp phần đưa người bệnh hòa nhập trở lại với cuốc sống. Làm tăng chất lượng cuốc sống của người bệnh.

Bác sĩ Lê Hoàng Ngọc Trâm 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *