Không cần bàn cãi, khả năng thể hiện và kiểm soát cảm xúc của chúng ta là cần thiết. Hãy tưởng tượng vào một ngày, bạn không thể hiểu khi nào bạn bè cảm thấy buồn hoặc khi đồng nghiệp tức giận. Những cư xử của bạn sẽ vô cùng khó khăn. Thế nên khả năng hiểu, diễn giải và phản ứng với cảm xúc người khác rất quan trọng. Các nhà tâm lý học gọi khả năng này là trí tuệ cảm xúc (EQ). Một số chuyên gia cho rằng nó có thể quan trọng hơn IQ (chỉ số trí tuệ) trong thành công cuộc sống của bạn.
1. EQ là gì?
Trí tuệ cảm xúc (EQ) đề cập đến:
- Khả năng nhận thức cảm xúc.
- Khả năng kiểm soát cảm xúc.
- Đánh giá cảm xúc.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng trí thông minh cảm xúc có thể được học và tăng cường. Trong khi những người khác cho rằng đó là một đặc tính bẩm sinh.
Năm 1990, Peter Salovey và John D. Mayer đã định nghĩa trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận diện cảm nhận, cảm xúc của chính mình và người khác. Người có EQ cao phân loại được cảm xúc và điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình cũng như người khác.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Sức khỏe tâm thần, tải ngay ứng dụng YouMed.
2. Lược sử nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc là một thuật ngữ tương đối mới. Tuy nhiên, sự quan tâm đến khái niệm này đã tăng lên rất nhiều trong 20 năm qua.
- Từ nửa sau thế kỷ 19, Darwin nghiên cứu về tầm quan trọng của sự diễn đạt cảm xúc của các cá thể trong quá trình chọn lọc tự nhiên.
- Năm 1940, nhà tâm lý học David Wechsler đề xuất rằng các thành phần của trí thông minh có thể khác nhau. Chúng có vai trò quan trọng với sự thành công của các cá nhân trong cuộc sống.
- Năm 1950 chứng kiến sự trỗi dậy của trường phái tư tưởng được gọi là tâm lý học nhân văn. Những nhà tư tưởng như Abraham Maslow tập trung chú ý nhiều hơn vào các cách khác nhau mà con người có thể xây dựng sức mạnh từ cảm xúc.
- Năm 1983, trong cuốn “Những cơ cấu của nhận thức: Lý thuyết về đa trí thông minh” của Howard Gardner đã giới thiệu về yếu tố cảm xúc trong các loại trí thông minh.
- 1985, Wayne Payne là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ trí tuệ xúc cảm trong luận văn tiến sĩ của anh. Luận văn này mang tên “Nghiên cứu về xúc cảm: Phát triển trí tuệ xúc cảm”.
- Salovey và Mayer (1990), cùng Goleman (1995) đề xuất những mô hình EQ khác nhau.
3. Dấu hiệu của EQ cao
Một cá nhân thông minh về cảm xúc sẽ là người nhạy cảm với các tín hiệu cảm xúc từ bên trong. Họ đồng thời cũng nhạy cảm với những cảm xúc từ môi trường xã hội bên ngoài.
- Có sự ý thức cao về trạng thái cảm xúc của chính mình, thậm chí những cảm xúc tiêu cực như thất vọng, buồn bã…
- Có thể xác định phân loại và quản lý những cảm xúc đó.
- Tạo động lực cho bản thân.
- Những người này cũng đặc biệt cảm nhận được cảm xúc mà người khác trải nghiệm.
- Điều hòa đến cảm xúc trong những mối quan hệ của mình.
Những điều này có thể làm cho một người trở thành một người lãnh đạo hoặc đối tác trong tình yêu tốt hơn. May mắn thay, nhiều chứng cứ cho thấy những kỹ năng này có thể được mài giũa.
>> Rèn luyện EQ không phải là một hành trình khó khăn. Tìm hiểu trong bài viết: Phát triển trí thông minh cảm xúc không khó như bạn nghĩ!
4. Trí tuệ cảm xúc – Nhiều luồng tranh luận
Trí thông minh cảm xúc như một thuật ngữ đã đi vào ngôn ngữ thường ngày lẫn thi ca.
Bên cạnh sự quan tâm bởi công chúng, trí thông minh cảm xúc còn vấp phải nhiều lời phê bình. Một trong những lập luận này cho rằng các định nghĩa của trí tuệ xúc cảm thay đổi liên tục và luôn được mở rộng. Ví dụ, hiện nay khi nói đến EQ, chúng ta liên tưởng đến: nội thị về cảm xúc, diễn đạt biểu cảm, giao tiếp không mô thức với những cái khác… Nội hàm của trí tuệ cảm xúc mở rộng ra từng ngày.
Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và hiệu suất công việc. Nhưng những nghiên cứu đó lại chưa kiểm soát biến số trong đánh giá có giá trị khoa học. Điều đó khiến việc đo lường hoặc dự đoán trí tuệ cảm xúc trong công việc trở nên khó kiểm soát.
Bất chấp những lời chỉ trích này, trí tuệ cảm xúc có sức hấp dẫn rộng rãi trong công chúng. Những năm gần đây, một số nhà tuyển dụng còn kết hợp các bài kiểm tra EQ vào quá trình tuyển dụng hoặc phỏng vấn của họ.
Trí tuệ cảm xúc là điều cần thiết để giao tiếp giữa các cá nhân tốt hơn. Một số chuyên gia tin rằng khả năng này quan trọng hơn trong việc xác định thành công cuộc sống của bạn so với chỉ riêng IQ. Hiểu rõ cảm xúc có thể là chìa khóa cho các mối quan hệ tốt hơn. Nó giúp cải thiện hạnh phúc và kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ hơn. May mắn thay, có những điều bạn có thể làm để nuôi dưỡng EQ của chính mình. Hãy cùng tìm hiểu ở bài sau.