Áp xe não là tình trạng nhiễm trùng khu trú ở nhu mô não. Tình trạng này thường gặp phải ở các bệnh nhân nhiễm trùng, chấn thương đầu hoặc sau phẫu thuật sọ não. Nguyên nhân gây áp xe não là gì? Bệnh này được chuẩn đoán như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Nguyên nhân gây ra áp xe não?
Vi khuẩn có thể thâm nhập vào não trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường máu. Khi thâm nhập vào não bộ, vi khuẩn phát triển gây ra nhiều tổn thương.
1.1. Vi khuẩn thâm nhập trực tiếp, thường gặp trong các bệnh lý
- Viêm tai giữa bán cấp hoặc mạn tính, viêm xương chũm.
- Viêm xoang bướm.
- Nhiễm trùng răng miệng.
Ngoài ra, áp xe não cũng có thể gặp trong các trường hợp vết thương sọ não trong các trường hợp do hỏa khí (súng, dao,..), do tai nạn giao thông hoặc do tai nạn sinh hoạt. Phẫu thuật sọ não cũng có thể làm xuất hiện biến chứng áp xe não sau mổ.
1.2. Vi khuẩn thâm nhập theo đường máu
Áp xe não thường liên quan với tình trạng nhiễm khuẩn huyết gặp phải trong các bệnh lý như:
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ của chúng tôi
- Nhiễm trùng hô hấp mạn tính.
- Nhiễm trùng da.
- Nhiễm trùng ổ bụng.
Tổn thương mô não chủ yếu là do hiện tượng viêm cấp tính của cơ thể khi vi khuẩn xâm nhập vào não bộ. Ở giai đoạn sớm xuất hiện, viêm não gây phù nề cục bộ, sau đó diễn tiến đến hoại tử và thành lập khối áp xe não.
2. Triệu chứng của áp xe não
Những triệu chứng của áp xe não thường không đặc trưng, dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Thường xuất hiện 3 triệu chứng như: đau đầu, sốt cao, có thể có hoặc không có xuất hiện các triệu chứng thần kinh (như yếu liệt, mờ mắt, nói đớt,…). Chính điều này gây khó khăn trong chẩn đoán và bệnh nhân thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn.
- Đau đầu là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh mặc dù đau đầu cũng là triệu chứng gặp phải ở rất nhiều bệnh lý khác nhau. Đau đầu ở áp xe não thường khu trú ở một bên đầu, bên có tổn thương áp xe. Cơn đau thường dữ dội và không giảm với các thuốc giảm đau thông thường.
- Cổ gượng cũng là triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân áp xe não, đặc biệt là áp xe não ở thùy chẩm.
- Buồn nôn, nôn thường gặp ở những bệnh nhân áp xe có tăng áp lực nội sọ.
- Giảm tri giác thường liên quan đến hiện tượng phù não và là dấu hiệu tiên lượng xấu của bệnh.
- Sốt cao gặp ở một số bệnh nhân và thường sốt sau đau đầu vài ngày đến vài tuần.
- Động kinh cũng là triệu chứng có thể gặp phải.
3. Bác sĩ chẩn đoán áp xe não như thế nào?
Bên cạnh việc thăm khám bệnh nhân tìm các dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ thì chọc dò dịch não tủy thắt lưng thường được chỉ định cho mục tiêu chẩn đoán bệnh.
Bên cạnh đó, các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như cắt lớp vi tính CT scan có kèm tiêm thuốc cản quang hay cộng hưởng từ não MRI cũng giúp ích cho việc chẩn đoán.
- CT scan không cung cấp nhiều thông tin giúp ích cho chẩn đoán khi so sánh với cộng hưởng từ MRI. Tuy nhiên, việc chụp CT scan có thể được thực hiện nhanh chóng và phù hợp với những tình huống cấp cứu.
- Cộng hưởng từ MRI có tiêm thuốc cản từ giúp ích nhiều cho việc chẩn đoán khi cung cấp những hình ảnh về não bộ đặc biệt là khảo sát tốt nhu mô não.
- Chọc dò dịch não tủy thắt lưng: là phương pháp lấy mẫu dịch não tủy thông qua kim từ ngoài da vào vùng thắt lưng. Mẫu dịch não tủy được đánh giá và đưa đến các phòng xét nghiệm.
- Các xét nghiệm máu, sinh hóa: việc thực hiện các xét nghiệm máu và sinh hóa giúp tìm các dấu hiệu nhiễm trùng và đánh giá về chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
- Giải phẫu bệnh: cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán xác định. Tuy nhiên cần có mô bệnh và thường được tiến hành sau khi thực hiện phẫu thuật.
- Các xét nghiệm vi sinh: nhuộm gram, nuôi cấy, tìm vi trùng lao, kháng sinh đồ,… từ mủ hoặc các bệnh phẩm thu được.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân và chẩn đoán áp xe não. Hy vọng với những thông tin này, bạn đã có được cái nhìn chi tiết hơn về bệnh lý trên. Đừng ngại để lại những thắc mắc ở phần bình luận để được các bác sĩ tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé!
Với quốc gia có lượng tiêu thụ rượu bia hàng đầu trên thế giới như Việt Nam. Việc các đấng mài râu “bỏ túi” cho mình những bí quyết “ngàn ly không say” là điều vô cùng cần thiết. Cùng tìm hiểu về phương pháp uống bia rượu không say tại đây nhé: Bạn cần biết về uống rượu mà không say