Viêm màng não: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Viêm màng não là bệnh nhiễm trùng thần kinh có thể gây tử vong. Vậy viêm màng não là gì? Có bao nhiêu loại viêm màng não? Điều trị bệnh như thế nào? Kính mời đọc giả tìm hiểu trong bài viết sau của Bác sĩ của chúng tôi nhé!

Viêm màng não là gì?

Viêm màng não là tình trạng viêm ở phần màng não (bao gồm 3 lớp) bao quanh não bộ và tủy sống. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm màng não là do nhiễm virus và vi khuẩn. Viêm màng não có thể lây khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.

Các loại viêm màng não

Có nhiều loại bệnh viêm màng não khác nhau bao gồm:1

1. Viêm màng não do vi khuẩn

Viêm màng não do vi khuẩn là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh nhân bị viêm màng não do vi khuẩn tử vong chiếm 10%. Trong khi đó, bệnh có thể gây biến chứng nặng ở ⅕ người bệnh.2

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ của chúng tôi

Viêm màng não do vi khuẩn có có tỷ lệ tử vong đáng lo ngại

2. Viêm màng não do virus

Viêm màng não do virus cũng nghiêm trọng, thường xếp sau viêm màng não do vi khuẩn. Những người có hệ thống miễn dịch bình thường bị viêm màng não do virus thường tự khỏi. Có vắc-xin để ngăn ngừa một số loại viêm màng não do virus.

3. Viêm màng não do nấm

Viêm màng não do nấm hiếm gặp, nhưng người ta có thể mắc bệnh do hít phải bào tử nấm từ môi trường. Những người mắc một số bệnh như tiểu đường, ung thư hoặc HIV có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do nấm cao hơn.

4. Viêm màng não do ký sinh trùng

Nhiều loại ký sinh trùng có thể gây viêm màng não hoặc có thể ảnh hưởng đến não hoặc hệ thần kinh theo những cách khác. Nhìn chung, viêm màng não do ký sinh trùng ít phổ biến hơn nhiều so với viêm màng não do virus và vi khuẩn.

5. Viêm màng não do amip

Viêm màng não do amip nguyên phát (PAM) là một bệnh nhiễm trùng não hiếm gặp và có sức tàn phá nặng nề do Naegleria fowleri gây ra. Naegleria fowleri là một loại amip siêu nhỏ sống tự do trong nước ấm và đất.

6. Viêm màng não không nhiễm trùng

Đôi khi ung thư, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, một số loại thuốc, chấn thương đầu và phẫu thuật não có thể gây viêm màng não.

Nguyên nhân viêm màng não

Nguyên nhân gây ra viêm màng não có thể khác nhau ở từng loại. Cụ thể:

  • Viêm màng não do vi khuẩn. Các chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp là: Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis, Listeria monocytogenes, Staphylococcus aureus.
  • Viêm màng não do virus. Các chủng virus thường gặp bao gồm: coxsackie A, coxsackie B, HIV, Herpes,…
  • Viêm màng não do nấm. Các loại nấm gây bệnh bao gồm: Cryptococcus, Blastomyces, Histoplasma, Coccidioides,…
  • Viêm màng não do ký sinh trùng còn được gọi là viêm màng não tăng bạch cầu ái toan. Ba ký sinh trùng chính thường gặp: Angiostrongylus cantonensis, Baylisascaris procyonis, Gnathostoma spinigerum. 
  • Viêm màng não do amip. Chủng amip thường gặp là Naegleria fowleri.
  • Viêm màng não không nhiễm trùng bao gồm các nguyên nhân bệnh lupus, chấn thương đầu, phẫu thuật não, bệnh ác tính hoặc do thuốc.

Dấu hiệu viêm màng não

Các triệu chứng có thể xảy ra ở bất kỳ ai trên 2 tuổi bao gồm:3

  • Sốt cao đột ngột.
  • Cổ cứng.
  • Nhức đầu dữ dội.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Nhầm lẫn hoặc khó tập trung.
  • Co giật.
  • Buồn ngủ hoặc khó đánh thức.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Không thèm ăn hay khát nước.
  • Phát ban da trong một số trường hợp, chẳng hạn như viêm màng não mô cầu.

Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có thêm có thêm các dấu hiệu sau:3

  • Sốt cao.
  • Khóc liên miên.
  • Rất buồn ngủ hoặc cáu kỉnh.
  • Khó đánh thức khỏi giấc ngủ.
  • Không hoạt động hoặc chậm chạp.
  • Không thức dậy để ăn.
  • Bú kém.
  • Nôn mửa.
  • Một chỗ phình ra ở phần mềm trên đỉnh đầu của em bé.
  • Cứng trong cơ thể và cổ.

Một trong những dấu hiệu viêm màng não ở trẻ là khóc liên tục

Bệnh viêm màng não có nguy hiểm không?

Tỷ lệ tử vong cao thay đổi tuỳ theo nguyên nhân. Trong đó, viêm màng não do vi khuẩn thường nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Cụ thể, ước tính có khoảng 1.200.000 ca bệnh viêm màng não di vi khuẩn hằng năm, 135.000 trường hợp tử vong trong số này. Ngay cả khi bệnh được chẩn đoán sớm và bắt đầu điều trị đầy đủ, 8–15% bệnh nhân có thể tử vong, thường trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng.4

Bên cạnh đó, viêm màng não cũng có thể gây ra những di chứng như tổn thương não, giảm thính lực hoặc tàn tật ở 10% đến 20% những người sống sót.4

Viêm màng não có lây không?

Viêm màng não do nấm, ký sinh trùng không lây nhiễm. Trong khi đó, viêm màng não do virus có khả năng lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể, bao gồm chất nhầy, phân và nước bọt. Những giọt chất lỏng bị nhiễm bệnh có thể lây lan và chia sẻ khi hắt hơi và ho. Bạn không cần phải tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh để lây nhiễm bệnh này.

Viêm màng não do vi khuẩn, dạng viêm màng não nghiêm trọng nhất, cũng có thể lây lan, đặc biệt nếu đó là viêm màng não mô cầu. Nó lây lan qua tiếp xúc kéo dài với người bị nhiễm bệnh. Trường học, trung tâm chăm sóc ban ngày, doanh trại quân đội, bệnh viện và ký túc xá đại học là những địa điểm chính để chia sẻ sự lây nhiễm này.

Một số loại viêm màng não lây lan qua tiếp xúc giữa người với người, nhưng không phải tất cả. Tìm hiểu thêm về các loại bệnh truyền nhiễm và cách bạn có thể tránh chúng.

Những yếu tố nguy cơ của bệnh

Những đối tượng dưới đây lại có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn bởi hệ miễn dịch suy giảm:

  • Người không tiêm chủng.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu.
  • Người sống trong môi trường nhỏ hẹp.
  • Trẻ em và người lớn tuổi.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với động vật.

Một số nghiên cứu cho thấy bệnh xảy ra phổ biến hơn ở những nhóm tuổi sau:

  • Trẻ dưới 5 tuổi.
  • Thanh thiếu niên và thanh niên từ 16 đến 25 tuổi.
  • Người lớn trên 55 tuổi.

Chẩn đoán viêm màng não bằng cách nào?

Chẩn đoán viêm màng não bằng hỏi bệnh sử và khám sức khỏe. Những thông tin về tuổi tác, nơi ở,… có thể giúp tìm nguyên nhân gây bệnh. Những biểu hiện thường gặp bao gồm: 

  • Sốt.
  • Các vấn đề về da.
  • Tăng nhịp tim.
  • Cổ cứng.
  • Rối loạn ý thức.

Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ cũng có thể thực hiện một số xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác hơn. Các xét nghiệm có thể được thực hiện:3

  • Cấy máu. Mẫu máu sẽ được đặt trong dụng cụ đặc biệt giống như chiếc đĩa, để xem nó có phát triển các vi sinh vật như vi khuẩn hay không. Hoặc mẫu cũng có thể được đặt trên một phiến kính và nhuộm màu. Sau đó, nó mẫu sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để xác định sự tồn tại của vi khuẩn.
  • Chẩn đoán hình ảnh. Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) đầu có thể cho thấy sưng hoặc viêm. Chụp X-quang hoặc CT scan ngực hoặc xoang có thể cho thấy tình trạng nhiễm trùng có thể liên quan đến viêm màng não.
  • Chọc dò tủy sống. Chẩn đoán xác định viêm màng não cần chọc dò tủy sống để lấy dịch não tủy. Ở những người bị viêm màng não, dịch não tủy thường có lượng đường thấp cùng với lượng bạch cầu tăng và protein tăng.

Chọc dò tủy sống là một trong những thủ thuật chẩn đoán viêm màng não

Điều trị viêm màng não

1. Viêm màng não do virus5

Thường không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho loại viêm màng não này, bệnh nhân thường khỏe hơn sau khi nghỉ ngơi và uống đủ nước. Với những người có triệu chứng sốt và đau đầu, bác sĩ có thể chỉ định thêm Paracetamol để giảm triệu chứng.

Kháng sinh không thường được chỉ định cho loại viêm màng não này vì thuốc không hiệu quả trong việc điều trị virus.

2. Viêm màng não do vi khuẩn5

Như đã thông tin, viêm màng não do vi khuẩn là trường hợp nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh (tiêm tĩnh mạch trong trường hợp này. Các loại thuốc khác như corticosteroid cũng có thể được dùng để giúp giảm nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như sưng não hoặc co giật.

Ngoài ra, những người tiếp xúc gần với bệnh nhân viêm màng não vi khuẩn có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ mắc bệnh.

3. Viêm màng não do nấm5

Viêm màng não do nấm gây ra được điều trị bằng thuốc chống nấm đường uống và tiêm tĩnh mạch.

4. Viêm màng não do ký sinh trùng

Loại viêm màng não này có thể chỉ điều trị các triệu chứng hoặc cố gắng điều trị nhiễm trùng trực tiếp. Viêm màng não do ký sinh trùng có thể tự cải thiện mà không cần dùng kháng sinh, nhưng vẫn có trường hợp trầm trọng hơn.

5. Viêm màng não mãn tính

Loại này được điều trị bằng cách điều trị nguyên nhân cơ bản trước tiên, chẳng hạn như nhiễm nấm hoặc vấn đề tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp.

Phòng ngừa viêm màng não

Duy trì một lối sống lành mạnh  là rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ cao. Điều này bao gồm:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Không hút thuốc.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt nếu bạn làm việc trong môi trường chăm sóc sức khỏe.
  • Nếu bạn đã tiếp xúc gần gũi với một hoặc nhiều người bị nhiễm trùng não mô cầu do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc kháng sinh phòng ngừa. Điều này sẽ làm giảm cơ hội phát triển bệnh của bạn.

Nên rửa tay thường xuyên nếu đang làm việc chăm sóc sức khỏe

Tiêm chủng cũng có thể bảo vệ chống lại một số loại viêm màng não. Vắc-xin có thể ngăn ngừa viêm màng não bao gồm:

  • Vắc xin Haemophilus influenzae týp B (Hib).
  • Vắc-xin liên hợp phế cầu khuẩn.
  • Chủng ngừa viêm màng não cầu khuẩn.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về viêm màng não. Khi bản thân hoặc người thân có triệu chứng của bệnh lý này, cần liên hệ y tế ngay để được thăm khám và điều trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *