Hành vi tự sát là một trong những nguyên nhân gây tử vong khá thường gặp. Nguyên nhân này dẫn đến những thiệt hại về con người không hề nhỏ. Vì những lý do chủ quan và khách quan mà con người đã có hành vi nguy hiểm này. Vậy thì nguyên nhân của tự sát là do đâu? Làm sao để hạn chế tình trạng này? Tất cả sẽ được Bác sĩ Đào Thị Thu Hương giải đáp qua bài viết sau đây.
1. Khái niệm về hành vi tự sát
Hành vi tự sát được khái niệm là khi một người vốn có ý định tự tử. Sau một thời gian ngắn hoặc dài, người đó sẽ có những hành động thực tế cho ý định tự sát. Mục đích cuối cùng là tìm đến cái chết, tự mình giết chết bản thân mình.
Hành vi tự sát không phải là một bệnh tâm thần. Mà nó là một hậu quả nghiêm trọng tiềm ẩn của các rối loạn tâm thần có thể điều trị được. Bao gồm:
- Trầm cảm nặng.
- Rối loạn lưỡng cực.
- Stress sau sang chấn.
- Rối loạn nhân cách ranh giới.
- Tâm thần phân liệt.
- Rối loạn sử dụng chất kích thích.
- Rối loạn lo âu và rối loạn ăn uống như chứng ăn vô độ và chán ăn tâm thần.
Ngoài ra, hành vi này cũng có thể xuất phát từ những suy nghĩ bồng bột nhất thời. Cũng có thể do không kiểm soát được bản thân, cảm xúc, xảy ra trong một số tình huống điển hình như:
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tâm lý, tải ngay ứng dụng YouMed.
- Mất mát người thân.
- Túng quẫn do nợ nần.
- Buồn vì chuyện tình cảm.
- Thi hỏng.
- Thất bại trong công việc,…
Tham khảo bài viết: Suy nhược thần kinh: Nguy cơ dẫn đến trầm cảm
2. Tình hình tự sát trên thế giới
Tự tử gây ra những đau thương, mất mát khôn lường cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trên toàn quốc. Trung bình, 112 người Mỹ chết vì tự tử mỗi ngày. Tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở lứa tuổi 15 – 24. Và hơn 9,4 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ đã có ý nghĩ tự tử nghiêm trọng trong vòng 12 tháng qua.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới – WHO thì:
- Gần 800.000 người chết do tự tử mỗi năm.
- Cứ mỗi lần tự tử lại có thêm nhiều người cố gắng tự tử mỗi năm. Nỗ lực tự tử trước đó là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất dẫn đến tự tử trong dân số nói chung.
- Tự tử là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở lứa tuổi 15 – 19.
- 79% số vụ tự tử trên toàn cầu xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
- Uống thuốc trừ sâu, treo cổ và cầm súng là những phương pháp tự sát phổ biến nhất trên toàn cầu.
3. Những nguyên nhân của hành vi tự sát
Tự sát và các hành vi tự sát thường xảy ra ở những người có một hoặc nhiều điều sau đây:
- Rối loạn lưỡng cực.
- Rối loạn nhân cách thể bất định.
- Phiền muộn, lo âu quá mức.
- Sử dụng ma túy hoặc rượu.
- Rối loạn stress sau sang chấn.
- Tâm thần phân liệt.
- Tiền sử lạm dụng thể chất, tình dục hoặc tình cảm.
- Các vấn đề căng thẳng trong cuộc sống. Chẳng hạn như các vấn đề tài chính hoặc mối quan hệ nghiêm trọng.
Những người muốn giành lấy cuộc sống của chính mình thường cố gắng thoát khỏi một tình huống dường như không thể đối phó. Nhiều người cố gắng tự tử nhằm tìm kiếm sự giải thoát khỏi:
- Cảm giác xấu hổ, tội lỗi hoặc giống như gánh nặng cho người khác.
- Chính mình cảm thấy như một nạn nhân.
- Cảm giác bị từ chối, mất mát hoặc cô đơn.
Hành vi tự tử có thể xảy ra khi có một tình huống hoặc sự kiện mà người đó cảm thấy quá sức, chẳng hạn như:
- Lão hóa (người lớn tuổi có tỷ lệ tự tử cao nhất).
- Cái chết của một người thân yêu.
- Sử dụng ma túy hoặc rượu.
- Sang chấn, biến cố tình cảm.
- Bệnh hoặc những cơn đau thể chất nghiêm trọng.
- Thất nghiệp hoặc vấn đề tiền bạc.
4. Những yếu tố nguy cơ của hành vi tự tử
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tự tử ở thanh thiếu niên bao gồm
- Thành viên gia đình đã từng có người tự tử.
- Lịch sử cố ý làm tổn thương bản thân.
- Tiền sử bị bỏ quên hoặc lạm dụng.
- Sống trong các cộng đồng nơi gần đây đã xảy ra các vụ tự tử ở thanh niên.
- Thất tình.
- Những người từng có bạn bè hoặc đồng nghiệp đã tự tử.
- Người độc thân, thất nghiệp, có thu nhập thấp, bấp bênh.
- Những người gần đây đã được xuất viện từ một bệnh viện tâm thần (Đây thường là một giai đoạn chuyển đổi rất đáng sợ).
- Những người làm việc trong một số ngành nghề nhất định. Chẳng hạn như sĩ quan cảnh sát, bác sĩ các chuyên khoa bệnh nan y,…
5. Những dấu hiệu của hành vi tự sát sắp diễn ra
Các dấu hiệu cảnh báo tự tử hoặc ý nghĩ tự tử bao gồm:
- Nói về vấn đề tự tử. Ví dụ: đưa ra những lời nói như “Tôi sẽ tự sát”, “Tôi ước gì mình đã chết” hoặc “Tôi không muốn sống nữa”,…
- Có được các phương tiện để tự lấy mạng sống của mình, chẳng hạn như mua thuốc trừ sâu, thuốc tây,…
- Rút lui khỏi tiếp xúc xã hội và muốn được ở một mình.
- Thay đổi tâm trạng, chẳng hạn như cảm xúc dâng cao vào một ngày nào đó và chán nản sâu sắc vào ngày tiếp theo.
- Lo lắng về cái chết, chết chóc hoặc bạo lực.
- Cảm thấy bị bế tác hoặc tuyệt vọng về một hoàn cảnh nào đó.
- Tăng tần suất sử dụng rượu hoặc các chất ma túy.
- Thay đổi thói quen bình thường, bao gồm cả thói quen ăn uống hoặc ngủ nghỉ.
- Làm những việc mạo hiểm hoặc tự hủy hoại bản thân, chẳng hạn như sử dụng ma túy hoặc lái xe ẩu.
- Cho đi đồ đạc hoặc sắp xếp công việc khi không có lời giải thích hợp lý nào khác cho việc này.
- Chào tạm biệt mọi người như thể họ sẽ không gặp lại.
- Thay đổi tính cách phát triển hoặc lo lắng hoặc kích động nghiêm trọng. Đặc biệt là khi gặp một số dấu hiệu cảnh báo được liệt kê ở trên.
Các dấu hiệu cảnh báo không phải lúc nào cũng rõ ràng và chúng có thể khác nhau ở mỗi người. Một số người nói rõ ý định của họ, trong khi những người khác giữ bí mật về suy nghĩ và ý định muốn tự tử.
6. Những hành vi tự sát phổ biến
Theo các thống kê trên thế giới, những hành vi tự tử phổ biến bao gồm:
- Tự tử bằng súng cầm tay. Thông thường là tự bắn vào đầu.
- Treo cổ.
- Uống thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
- Sử dụng thuốc quá liều như: Thuốc ngủ, thuốc trị sốt rét, thuốc Paracetamol, Aspirin,…
- Nhảy cầu, nhảy lầu.
- Cắt mạch máu ở cổ tay (động mạch quay).
- Nhịn ăn, nhịn uống.
- Đâm đầu vào xe lửa, xe tải, xe container,…
- Đánh bom tự sát.
- Dùng vật nhọn đâm vào tim, vào cổ, vào bụng,…
- Sử dụng những chất độc như Xyanua, thủy ngân, thạch tín,…
7. Cách nói chuyện với người đang có ý định hoặc hành vi tự sát
Nếu bạn nghi ngờ rằng một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè có thể đang cân nhắc việc tự tử, hãy nói chuyện với họ về những lo lắng của bạn. Bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách đặt câu hỏi theo cách không phán xét và không đối đầu.
Nói chuyện cởi mở và đừng ngại hỏi những câu hỏi trực tiếp, chẳng hạn như “Bạn có đang nghĩ đến việc tự tử không?”. Trong cuộc trò chuyện, hãy đảm bảo rằng bạn:
- Bình tĩnh và nói với giọng trấn an.
- Thừa nhận rằng cảm xúc của họ là chính đáng.
- Cung cấp sự hỗ trợ và khuyến khích.
- Nói với họ rằng có sự giúp đỡ và họ có thể cảm thấy tốt hơn khi điều trị.
- Đồng cảm và cảm thông với họ.
- Đảm bảo không giảm thiểu các vấn đề của họ hoặc cố gắng khiến họ thay đổi ý định. Lắng nghe và thể hiện sự ủng hộ của bạn là cách tốt nhất để giúp họ. Bạn cũng có thể khuyến khích họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần.
Tham khảo thêm: Trầm cảm nam giới: Có thể bạn chưa biết
8. Đánh giá những người có nguy cơ tự sát
Các bác sĩ, chuyên gia tâm lý có thể xác định liệu ai đó có nguy cơ tự tử cao hay không. Tất cả dựa trên nhựng triệu chứng, tiền sử cá nhân và tiền sử gia đình của họ.Họ sẽ muốn biết khi nào các triệu chứng bắt đầu và tần suất người đó trải qua chúng.
Đồng thời, cũng sẽ hỏi về bất kỳ vấn đề y tế nào trong quá khứ hoặc hiện tại. Thăm dò về một số tình trạng nhất định có thể xảy ra trong gia đình. Điều này có thể giúp họ xác định các giải thích có thể có cho các triệu chứng. Sau đó, họ sẽ đưa ra những xét nghiệm hoặc giúp các chuyên gia khác có thể để chẩn đoán. Những đánh giá về mặt con người có thể bao gồm:
8.1. Sức khỏe tinh thần
Trong nhiều trường hợp, ý nghĩ tự tử là do rối loạn sức khỏe tâm thần tiềm ẩn. Chẳng hạn như trầm cảm, tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực. Nếu có vấn đề sức khỏe tâm thần, người ấy nên được giới thiệu đến các bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
8.2. Sử dụng chất
Lạm dụng rượu hoặc ma túy thường góp phần vào ý nghĩ và hành vi tự sát. Nếu sử dụng chất kích thích là một vấn đề cơ bản. Nó xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống. Đồng thời ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống, công việc và các mối quan hệ xã hội.
8.3. Thuốc men
Việc sử dụng một số loại thuốc theo toa – bao gồm cả thuốc chống trầm cảm – cũng có thể làm tăng nguy cơ tự tử. Các bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét bất kỳ loại thuốc nào mà người đó hiện đang sử dụng. Mục đích là để xem liệu chúng có thể là yếu tố góp phần gây nên ý nghĩ và hành vi tự sát không.
9. Làm sao để ngăn ngừa hành vi tự sát và ý định tự sát?
Không thể ngăn chặn tự tử một cách chắc chắn, nhưng rủi ro thường có thể được giảm thiểu với sự can thiệp kịp thời. Nghiên cứu cho thấy rằng cách tốt nhất để ngăn ngừa tự tử là biết các yếu tố nguy cơ. Cần cảnh giác với các dấu hiệu trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác. Đồng thời, nhận ra các dấu hiệu cảnh báo tự tử và can thiệp trước khi người đó có thể thực hiện hành vi tự tử.
10. Vấn đề điều trị
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến hành vi và suy nghĩ tự sát của ai đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, điều trị bằng liệu pháp tâm lý và thuốc tỏ ra rất hiệu quả.
10.1. Tâm lý liệu pháp
Tâm lý liệu pháp là một phương pháp điều trị khả thi để giảm nguy cơ có ý định tự tử. Liệu pháp nhận thức hành vi là một hình thức trị liệu trò chuyện. Nó thường được sử dụng cho những người đang có ý định tự tử.
Mục đích của phương pháp này là hướng dẫn bạn cách vượt qua các sự kiện và cảm xúc căng thẳng trong cuộc sống. Khi những căng thẳng ấy có thể góp phần vào suy nghĩ và hành vi tự sát của bạn. Phương pháp này cũng có thể giúp bạn thay thế niềm tin tiêu cực bằng những niềm tin tích cực. Đồng thời lấy lại cảm giác hài lòng và lạc quan trong cuộc sống của bạn.
10.2. Sử dụng thuốc
Một số nhóm thuốc có thể được chỉ định bao gồm: Thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần, giải lo âu. Ngoài ra, những người có ý định hoặc hành vi tự sát nên thay đổi lối sống, bằng cách:
- Tránh sử dụng, lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, ma túy.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Ngủ đủ giấc, vệ sinh giấc ngủ một cách khoa học.
Nói chung, hành vi tự sát mang lại những thiệt hại và mất mát không hề nhỏ. Nó ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi tầng lớp. Để hạn chế tình trạng tự sát, mọi người nên thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn. Đồng thời điều trị tốt những bệnh lý tâm thần có thể dẫn đến tự sát.
Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang