Rối loạn lên đồng là một trong những rối loạn tâm thần khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết chính xác về bản chất của rối loạn này. Vẫn còn rất nhiều người lầm tưởng đây là một hiện tượng tâm linh. Vậy thì chúng ta nên hiểu như thế nào cho đúng về lên đồng? Bài viết sau đây của ThS.BS chuyên khoa Tâm thần Nguyễn Trung Nghĩa sẽ giúp bạn đọc rõ hơn về vấn đề này.
Khái niệm về rối loạn lên đồng
Theo định nghĩa của ICD-10, rối loạn lên đồng là rối loạn trong đó có sự mất tạm thời cả ý thức về đặc tính cá nhân. Đi kèm với mất ý thức đầy đủ về môi trường xung quanh. Chỉ đưa vào nhóm này các tình trạng lên đồng không tự ý hay không mong muốn. Đồng thời xảy ra bên ngoài các hoàn cảnh được chấp nhận về mặt văn hóa hay tôn giáo.
Hiểu đơn giản hơn, rối loạn lên đồng được đặc trưng bởi sự thay đổi tạm thời về danh tính. Theo đó danh tính bình thường của một người tạm thời bị thay thế (chiếm hữu). Có thể là một linh hồn, ma, vị thần hoặc người khác. Trải nghiệm bị nhập bởi một thực thể khác, chẳng hạn như người, thần, quỷ,… mang những ý nghĩa khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau.
Và do đó, chẩn đoán cho chứng rối loạn này có thể bị ràng buộc về mặt văn hóa. Trong khi sở hữu là một trải nghiệm phổ biến ở nhiều nền văn hóa. Thì ở các nền văn hóa công nghiệp hóa phương Tây, những trải nghiệm như vậy không phải là chuẩn mực.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tâm lý, tải ngay ứng dụng YouMed.
Một số nghiên cứu về rối loạn lên đồng
Có tổng cộng 28 bài báo báo cáo 402 trường hợp bệnh nhân rối loạn lên đồng trên toàn thế giới. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ bằng nhau. Và sự xâm nhập chiếm tỷ lệ 69%, cao hơn so với trạng thái mê man (31%).
Mất trí nhớ được báo cáo bởi 20% bệnh nhân. Ngược lại, các triệu chứng ảo giác trong các đợt xâm nhập được xác định ở 56% bệnh nhân và do đó được đánh giá là một tiêu chí quan trọng. 34% bệnh nhân phàn nàn về các triệu chứng cơ thể.
Tham khảo thêm bài viết cùng chủ đề: Rối loạn lưỡng cực : Triệu chứng và cách điều trị
Quan điểm lên đồng từ trước đến nay
1. Trên thế giới
Các trạng thái lên đồng khác nhau tùy theo nền văn hóa. Với linh hồn xâm nhập được xác định khác nhau là tổ tiên đã khuất, quỷ, thần, nhân vật thần thoại hoặc linh hồn động vật. Những linh hồn hoặc lực lượng đó có thể là ác tâm hoặc nhân từ. Và chúng có thể dẫn đến hành vi mong muốn hoặc không mong muốn về mặt xã hội.
Khi nó xảy ra và được văn hóa chấp nhận, những người bị ảnh hưởng có thể được xem là có phúc. Nếu một người có thể kiểm soát trạng thái lên đồng và hoạt động như một phương tiện. Thì tình trạng đặc biệt ấy có thể được chấp nhận trong một tổ chức nào đó.
Sự lên đồng thường xảy ra trong bối cảnh các nghi lễ tôn giáo, mặc dù không có nghĩa là phổ biến rằng một sự kiện. Một buổi lễ như vậy chủ yếu có thể là một lễ kỷ niệm, một cuộc giao tiếp với các vị thần hoặc linh hồn. Hoặc nó có thể nhằm mục đích trừ tà. Ngoài ra, kinh nghiệm lên đồng có thể là một nỗi đau đơn độc hơn, không bị cấm đoán và thiếu văn hóa chứng thực.
2. Tại Việt Nam
Lên đồng lễ hội Nam Định là một trạng thái ý thức bị biến đổi do nhân tố ám thị và tự ám thị gây nên. Trong đó, lòng tin truyền thống của người hầu đồng cũng như gia đình và những người xung quanh là nhân tố mạnh nhất. Họ tin tưởng vào sự tồn tại của thần linh. Đồng thời tin vào khả năng tiếp xúc giữa con người với thần linh qua thân xác của những người hầu đồng.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Kim Hiền, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, nhìn từ phương diện y học, lên đồng không phải là một trạng thái tâm lý đặc biệt. Và rõ ràng trong xã hội có tồn tại một nhu cầu chữa bệnh bằng hình thức lên đồng. Trường hợp các nghệ nhân dân tộc Mường, Bana, Êđê, Mnông ngồi và nằm kể về những sử thi cũng được xem như một trạng thái lên đồng.
Cho đến nay, việc nghiên cứu cơ chế trị liệu của rối loạn lên đồng vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Cũng như nhiều hình thức trị liệu dân gian khác về phương diện tín ngưỡng – tâm linh ở Việt Nam vẫn còn nhiều khúc mắc.
Những triệu chứng của hiện tượng lên đồng
Các đối tượng thường phàn nàn về một loạt các triệu chứng liên quan:
- Mất kiểm soát hành động của một người.
- Thay đổi hành vi hoặc hành động khác.
- Mất nhận thức về môi trường xung quanh.
- Đánh mất bản sắc cá nhân.
- Khó phân biệt thực tế với tưởng tượng tại thời điểm sở hữu.
- Thay đổi giọng nói.
- Sự chú ý bị gián đoạn.
- Khó tập trung.
- Mất tri giác về thời gian.
- Mất trí nhớ.
- Niềm tin rằng cơ thể mình đã thay đổi về ngoại hình.
Phân biệt các bệnh khác với rối loạn lên đồng
Một số rối loạn có các triệu chứng tương tự rối loạn lên đồng. Do đó, bác sĩ lâm sàng cần phân biệt với các rối loạn khác. Mục đích là để thiết lập một chẩn đoán chính xác. Hiện nay, “lên đồng” nằm trong tiêu chuẩn đánh giá chung về rối loạn phân ly (ICD-10). Nó ngụ ý một nguyên nhân tâm lý của các triệu chứng. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy tổn thương não cũng là một yếu tố nguyên nhân.
Một số rối loạn, bệnh lý khác cần chẩn đoán phân biệt với hiện tượng lên đồng bao gồm:
- Chứng mất trí nhớ.
- Mê sảng liên quan đến suy giảm nhận thức.
- Suy thoái lớn.
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương
- Chấn thương đầu.
- Tổn thương thùy thái dương và thùy trán.
- Tâm thần phân liệt.
- Nghiện rượu liên quan đến mất trí nhớ.
- Bệnh động kinh.
- Chứng hay quên phân ly.
- Hội chứng Tourette.
- Hiện tượng giả bệnh.
Nguyên nhân gây ra rối loạn lên đồng
Nguyên nhân của rối loạn này là đa yếu tố. Trong đó, các yếu tố tinh thần, xã hội, tâm lý và thể chất đều có thể đóng một vai trò lý tính. Người ta cũng thường chấp nhận rằng rối loạn nhận dạng phân ly có nguyên nhân của chúng. Xuất hiện trong quá khứ ban đầu của chấn thương và lạm dụng lặp đi lặp lại, thường ở mức độ khủng khiếp.
Tuy nhiên, vẫn chưa có lý thuyết sinh học nào liên quan đến nguồn gốc của những rối loạn này. Do đó, cần phải tầm soát các tình trạng bệnh lý và tâm thần thông thường. Ngoài ra, các bác sĩ lâm sàng cũng nên kiểm tra bối cảnh văn hóa cụ thể mà bệnh nhân thể hiện.
Lên đồng có phải là bệnh?
1. Theo ICD-10 – Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi
Theo ICD-10, lên đồng là một trạng thái trong đó, đối tượng mất tạm thời ý thức về đặc tính bản thân, cũng như mất ý thức đầy đủ về thế giới xung quanh. Trong nhiều trường hợp, hành động của người giống như bị một nhân cách khác chi phối. Hoặc bị một linh hồn khác, một vị thần hoặc một thế lực siêu nhiên khác điều khiển.
Khi lên đồng, hoạt động ý thức bị suy giảm và thu hẹp lại. Đặc biệt ở giai đoạn bị nhập thì hoạt động vô thức sẽ chiếm ưu thế hoàn toàn. Nó thể hiện bằng các hiện tượng như:
- Các tiếng kêu.
- Một số điệu múa theo các phản xạ có điều kiện.
- Một vài triệu chứng khác như: rùng mình, run rẩy, thở mạnh, đổ mồ hôi, các trạng thái say mê, thay đổi giọng nói,…
2. Theo môn Hòa tâm học (Tâm thể học – Sophrologie) của Caycedo
Caycedo đánh giá trạng thái lên đồng thông thường là một trong những trạng thái biến đổi ý thức rất đặc biệt. Nó xuất hiện chủ yếu từ nguyên nhân ám thị và tự ám thị gây nên.
Tham khảo thêm: Chứng sợ khoảng rộng: Tại sao bạn trở nên hoảng loạn?
3. Theo Pavlov
Giữa trạng thái thức tỉnh và trạng thái ngủ mê (hoàn toàn ức chế), đó là hai trạng thái đối lập của ý thức. Ngoài ra còn tồn tại những trạng thái trung gian với nhiều mức độ biến đổi ý thức rất đa dạng.
Pavlov gọi đó là những trạng thái giai đoạn hay còn gọi là trạng thái thôi miên. Trạng thái thôi miên là một quan điểm và một thuật ngữ mở rộng trong sinh lý thần kinh cao cấp của Pavlov. Mà một số tác giả ở Việt Nam đã dùng để ám chỉ trạng thái lên đồng.
4. Theo các nghiên cứu của Thạc sĩ, bác sĩ Trần Mạnh Cường (Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia) và cộng sự
Quan niệm và thuật ngữ “thôi miên” không phù hợp với quan điểm trong lâm sàng học về Tâm thần. Ở đây, thôi miên có nghĩa là mối quan hệ giữa hai người: Người gây thôi miên và người chịu thôi miên. Người tạo thôi miên dùng lời nói hoặc những khả năng đặc biệt để ám thị. Từ đó, họ đưa người bị thôi miên vào một tình trạng biến đổi ý thức gọi là thôi miên.
Trong hiện tượng lên đồng, không có bất cứ người nào dùng lời nói để ám thị người hầu đồng. Mà chỉ có tình trạng tự ám thị của người hầu đồng. Như vậy, dùng thuật ngữ “thôi miên” là không phù hợp. Có một số tác giả gọi lên đồng là hiện tượng tự thôi miên. Trong khi một vài người quan niệm đó là hiện tượng tự ám thị.
5. Đánh giá khách quan chung của các chuyên gia Việt Nam
Hiện nay, đa số các tác giả trên thế giới không xem rối loạn lên đồng là một trạng thái phân ly. Theo đó, nếu trạng thái lên đồng xuất hiện ngoài các lễ hội thì đó là một trạng thái bệnh lý riêng, không giống với mã bệnh của rối loạn phân ly.
Nếu trạng thái lên đồng xuất hiện tại các lễ hội theo văn hóa truyền thống thì vẫn không được xem là một trạng thái bệnh lý. Mà nó được xem như một tập tục tín ngưỡng theo truyền thống văn hóa. Đó là sự tôn trọng tín ngưỡng và văn hóa truyền thống của người dân.
Điều trị lên đồng như thế nào?
Việc cân nhắc trong việc điều trị rối loạn lên đồng là xác định xem người đó đang bị rối loạn tâm thần hay có vấn đề về tâm linh. Do đó, việc điều trị hiện nay xoay quanh việc điều trị hỗ trợ. Mục đích là để đối phó với các khía cạnh vật chất của sự xâm nhập.
1. Liệu pháp tâm lý và hỗ trợ
Liệu pháp hỗ trợ và liệu pháp tâm lý có thể hữu ích trong một số trường hợp nhất định. Liệu pháp gia đình thường hữu ích để hỗ trợ người thân đối phó với người bị ảnh hưởng. Các kỹ thuật hành vi được sử dụng trong môi trường trị liệu hoặc tại nhà có thể giúp một người học được các hành vi được xã hội chấp nhận.
2. Sử dụng thuốc
Thông thường, việc điều trị rối loạn lên đồng tương tự như đối với rối loạn phân ly. Các thuốc thuộc nhóm chống động kinh và an thần thường được sử dụng. Trong một số trường hợp, thuốc chống loạn thần sẽ được kê đơn nếu người bệnh bị rối loạn nặng. Thậm chí là có xu hướng hoang tưởng, ảo giác.
Nói tóm lại, rối loạn lên đồng nên được xem xét ở từng hoàn cảnh cụ thể để xác định đó có phải là bệnh lý hay không. Từ đó, các chuyên gia y tế sẽ có hướng điều trị thích hợp cho những người bị bệnh. Phương pháp điều trị tối ưu nhất là kết hợp hóa dược trị liệu và tâm lý liệu pháp.