Rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ: hãy cảnh giác!

Rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Khi không kiểm soát được việc ăn, bạn sẽ dễ dàng tăng cân và béo phì. Ngoài ra, rối này có thể liên quan đến một số loại thuốc, chứng rối loạn ăn uống và chứng rối loạn giấc ngủ khác.

1. Rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ là gì?

Rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ là tình trạng thường xuyên xuất hiện các đợt không kiểm soát được hành vi ăn uống khi đang trong trạng thái ngủ. Bạn có thể mất nhận thức một phần hoặc toàn bộ hành vi của mình khi chuẩn bị ăn và khi ăn. Vào sáng hôm sau, bạn có thể chỉ nhớ được một phần hoặc hoàn toàn không nhớ gì về những hành động ăn tối hôm trước.

Rối loạn này có thể gây nguy hiểm. Bạn có thể tự làm mình bị thương trong quá trình chuẩn bị thức ăn hoặc ăn phải những thứ độc hại, kể cả những thứ không phải thức ăn.

Triệu chứng

Rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ là một bệnh mất ngủ giả. Đặc trưng bởi tình trạng có những hoạt động hoặc hành vi bất thường xảy ra trong giai đoạn sắp vào giấc ngủ, đang ngủ, hoặc sắp thức dậy.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tâm lý, tải ngay ứng dụng YouMed.

Các đợt rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ thường xảy ra vào nửa đầu của đêm sau khi bạn đã ngủ.

Rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ được xem là một bệnh mất ngủ giả

Các triệu chứng bao gồm:

  • Thường xuyên, có thể hàng đêm ăn uống mất kiểm soát
  • Suy giảm ý thức khi chuẩn bị thức ăn và khi ăn
  • Không nhớ hoặc chỉ nhớ một phần những hành động này vào sáng hôm sau
  • Ăn thực phẩm giàu carbohydrate và chất béo
  • Có thể ăn phải các chất độc hại, chất không ăn được. Như thực phẩm đông lạnh, bã cà phê, dung dịch tẩy rửa hoặc tàn thuốc lá
  • Có thể gặp chấn thương hoặc thực hiện các hoạt động nguy hiểm khi chuẩn bị thức ăn
  • Không dễ dàng bị đánh thức trong cơn
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe từ việc ăn đêm

>> Tìm hiểu thêm Rối loạn giấc ngủ (Giấc ngủ kinh hoàng) là gì?

Nguyên nhân

Rối loạn ăn uống liên quan giấc ngủ thường xảy ra trong giai đoạn ngủ không chuyển động mắt nhanh. Và thường trong nửa đầu của đêm.

Cơ chế chính xác cho việc gây ra rối loạn này vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, chứng rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ thường xảy ra ở những người có tiền sử mộng du. Vì vậy, những tình trạng này có thể liên quan đến nhau.

Các yếu tố nguy cơ

Rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ phổ biến hơn ở phụ nữ. Rối loạn thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên hoặc đầu những năm 20 tuổi.

Nguy cơ phát triển chứng rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ có liên quan đến:

  • Các rối loạn giấc ngủ khác. Như chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, mộng du, chứng ngủ rũ và hội chứng chân không yên
  • Thuốc ngủ. Như zolpidem và một số loại thuốc khác như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần

      >> Xem thêm Thuốc ngủ: Hiệu quả và tác hại

  • Rối loạn ăn uống vào ban ngày. Chẳng hạn như ăn vô độ hoặc chán ăn
  • Rối loạn sức khỏe tâm thần. Chẳng hạn như căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm
  • Có người thân: cha mẹ, con cái hoặc anh chị em mắc chứng rối loạn ăn uống hoặc mộng du liên quan đến giấc ngủ
  • Trải qua tình trạng thiếu ngủ

Biến chứng

Cảnh giác với những biến chứng do rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ gây nên

Rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ có thể dẫn đến:

  • Sử dụng các thiết bị nhà bếp nguy hiểm
  • Té ngã, đứt tay, bỏng
  •  Nghẹt thở, bị thương do ăn phải thứ gì đó không ăn được hoặc độc hại
  • Các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như tăng cân, kiểm soát bệnh tiểu đường kém hoặc sâu răng
  • Cảm giác tội lỗi và bất lực vì thiếu kiểm soát
  • Ban ngày mệt mỏi vì giấc ngủ bị gián đoạn

Rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ có thể nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của bạn. Nếu bạn hay người thân có bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên, hãy đến khám bác sĩ để có những can thiệp thích hợp.

Bác sĩ ĐÀO THỊ THU HƯƠNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *