Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân mất ngủ

Giấc ngủ là một trong những yếu tố rất quan trọng để có một sức khỏe tốt. Tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, cũng như sức khỏe lâu dài. Các nguyên nhân mất ngủ như căng thẳng lo lắng, chất kích thích, sử dụng thuốc,… gặp ở rất nhiều người.

1. Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Giấc ngủ là một trong những yếu tố rất quan trọng để có một sức khỏe tốt. Tình trạng mất ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày như giảm năng suất làm việc, buồn ngủ vào buổi sáng,… Cho dù bạn khó ngủ hay mất ngủ hoàn toàn thì điều đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, các mối quan hệ và năng suất làm việc của bạn. Nếu bạn bị mất ngủ, bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra loại mất ngủ bạn mắc phải.

Chứng mất ngủ nguyên phát là chứng mất ngủ không phải do triệu chứng của một bệnh lý khác. Mất ngủ được chia thành 2 loại đó là cấp tính hoặc mãn tính. Mất ngủ cấp tính chỉ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, nhưng mất ngủ mãn tính là một tình trạng lâu dài.

Mất ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, các mối quan hệ và năng suất làm việc của bạn
Mất ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, các mối quan hệ và năng suất làm việc của bạn

Nếu chứng mất ngủ bắt nguồn từ một tình trạng cơ bản thì đó được gọi là chứng mất ngủ thứ phát. Đây là loại mất ngủ phổ biến nhất, có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Một số nguyên nhân phổ biến và các yếu tố nguy cơ gây mất ngủ thứ phát ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ và sức khỏe của bạn.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây mất ngủ

2.1 Căng thẳng và lo lắng

Lo lắng có thể khiến tâm trí bạn hoạt động nhiều vào ban đêm. Các vấn đề ở cơ quan, trường học hoặc gia đình có thể khiến bạn lo lắng. Điều này làm bạn khó ngủ hoặc không thể ngủ được. Những sự kiện đau buồn như sự mất mát của một người thân yêu, ly hôn, hoặc mất việc làm thường gây ra căng thẳng và lo lắng kéo dài. Những tình trạng này ảnh hưởng trong một thời gian dài có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính.

2.2 Phiền muộn

Trầm cảm là một trong những nguyên nhân phổ biến của chứng mất ngủ. Điều này có thể là do sự mất cân bằng hóa học trong não ảnh hưởng đến mô hình giấc ngủ. Ngoài ra, bạn có thể quá đau khổ vì những nỗi sợ hãi hoặc những suy nghĩ rắc rối, điều này có thể khiến bạn không thể ngủ ngon.

Mất ngủ có thể là một triệu chứng thường gặp của các rối loạn tâm thần khác. Rối loạn lưỡng cực, lo lắng hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương đều có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

2.3 Thay đổi hormone

Nữ giới có nguy cơ bị mất ngủ cao gấp đôi nam giới. Sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt và trong thời kỳ mãn kinh được cho là nguyên nhân gây ra chứng khó ngủ. Mất ngủ thường xảy ra trong thời gian dẫn đến mãn kinh, được gọi là tiền mãn kinh, khi đổ mồ hôi ban đêm và bốc hỏa thường làm rối loạn giấc ngủ. Các chuyên gia tin rằng sự thiếu hụt estrogen có thể góp phần gây ra tình trạng khó ngủ ở phụ nữ sau mãn kinh.

Sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể là nguyên nhân khiến bạn không ngủ được
Sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể là nguyên nhân khiến bạn không ngủ được

2.4 Tuổi tác

Tình trạng mất ngủ tăng lên theo tuổi tác khi cách ngủ của bạn thay đổi. Người lớn tuổi thường gặp khó khăn với giấc ngủ kéo dài trong khoảng thời gian 8 giờ. Họ có thể cần ngủ trưa trong ngày để có đủ 8 giờ ngủ được khuyến nghị trong khoảng thời gian 24 giờ. Theo Mayo Clinic, một số ước tính cho thấy gần một nửa số nam giới và phụ nữ trên 60 tuổi gặp phải các triệu chứng mất ngủ.

2.5 Thuốc men

Một số loại thuốc không kê đơn và dễ dàng mua tại hiệu thuốc có thể gây mất ngủ. Theo đó, các loại thuốc giảm đau, thuốc chống ngạt mũi và các sản phẩm giảm cân có thể chứa caffeine hoặc các chất kích thích khác. Lúc đầu, thuốc kháng histamine có thể khiến bạn buồn ngủ, nhưng chúng có thể dẫn đến đi tiểu thường xuyên, sau đó có thể làm rối loạn giấc ngủ và khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn vào ban đêm.

Nhiều loại thuốc kê đơn có thể làm gián đoạn giấc ngủ bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc tim và huyết áp
  • Thuốc dị ứng
  • Chất kích thích

2.6 Chất kích thích

Những thức uống này thường chứa caffeine, giúp kích thích não như:

  • Cà phê
  • Rượu bia
  • Trà
  • Nước ngọt
  • Nước tăng lực
Các chất kích thích có thể cản trở một giấc ngủ tốt
Các chất kích thích có thể cản trở một giấc ngủ tốt

Các chất kích thích này có thể cản trở một giấc ngủ tốt. Uống cà phê vào buổi chiều muộn có thể giúp bạn không mất ngủ vào ban đêm. Nicotine có chứa trong thuốc lá là một chất kích thích có thể ức chế giấc ngủ.

Rượu là một loại thuốc an thần có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ ban đầu, nhưng nó sẽ ngăn chặn các giai đoạn sâu hơn của giấc ngủ và khiến bạn trằn trọc. Giai đoạn sâu của giấc ngủ cần thiết để nghỉ ngơi đầy đủ.

2.7 Những vấn đề sức khỏe

Một loạt các vấn đề về sức khỏe có thể góp phần gây ra chứng mất ngủ. Các vấn đề về giấc ngủ có liên quan đến các tình trạng bệnh mãn tính hoặc các triệu chứng của chúng, chẳng hạn như:

  • Đau mãn tính
  • Khó thở
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Viêm khớp
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tim mạch
  • Béo phì
  • Ung thư
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Tuyến giáp thừa
  • Thời kỳ mãn kinh
Không ngủ được có thể do một vài vấn đề sức khỏe như: Khó thở, đau mãn tính, viêm khớp,...
Không ngủ được có thể do một vài vấn đề sức khỏe như: Khó thở, đau mãn tính, viêm khớp,…

2.8 Béo phì

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh cho rằng rối loạn giấc ngủ có liên quan đến béo phì. Người trưởng thành ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm có tỷ lệ béo phì là 33%. Tỷ lệ béo phì ở những người ngủ từ bảy đến tám giờ mỗi đêm là 22%. Họ nhận thấy mô hình này ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi và dân tộc.

2.9 Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ thông thường, chẳng hạn như hội chứng chân không yên có thể làm rối loạn giấc ngủ. Đây là cảm giác kiến ​​bò ở phần dưới của chân mà chỉ cử động mới có thể thuyên giảm. Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn hô hấp, đặc trưng bởi tiếng ngáy to và hơi thở ngừng lại trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, lo lắng về việc ngủ không đủ giấc cũng có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ nhiều hơn. Để cải thiện tình trạng này hãy thử thay đổi thói quen đi ngủ thông thường với các cách sau:

  • Tắm thư giãn
  • Nghe một số bản nhạc nhẹ nhàng.
  • Tránh xem tivi hoặc làm việc trên giường.
  • Cố gắng không ăn ngay trước khi đi ngủ vì cơ thể bạn sẽ bận rộn với quá trình tiêu hóa khi bạn đang ngủ. Ăn ngay trước khi ngủ cũng có thể gây ra chứng ợ nóng.

2.10 Sự thay đổi môi trường

Làm việc theo ca hoặc di chuyển xa có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể. Đây là chu kỳ sinh hóa, sinh lý và hành vi kéo dài 24 giờ mà việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ ảnh hưởng đến. Nhịp điệu này là đồng hồ bên trong của bạn giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể và sự trao đổi chất.

Tóm lại, giấc ngủ là vấn đề quan trọng để có một sức khỏe tốt, cho dù chứng mất ngủ của bạn là cấp tính hay mãn tính thì hãy áp dụng một thói quen ngủ lành mạnh và tránh lạm dụng chất kích thích, giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, đều có thể giúp bạn có một giấc ngủ ngon. Nếu có bất kỳ vấn đề nào về giấc ngủ, bạn có thể đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có liệu pháp điều trị phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *