Những cá nhân có xu hướng thao túng hoặc hành động gây hại đến người khác mà không cảm thấy hối hận về hành động của họ. Họ có thể nói dối, ăn cắp, lạm dụng rượu hoặc chất kích thích. Đó là những nét đặc trưng của một rối loạn nhân cách, gọi là nhân cách chống đối xã hội. Nhưng không hẳn bất kỳ ai có những đặc trưng trên đều mắc rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Để hiểu hơn, chúng ta hãy cùng đến với bài viết.
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì?
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (Antisocial personality disorder, đôi khi gọi là psychopath) là một rối loạn sức khỏe tâm thần, thuộc nhóm B (Cảm xúc và bốc đồng) rối loạn nhân cách. Trong đó:
- Cá nhân luôn tỏ ra không quan tâm đến đúng sai.
- Bỏ qua, xâm phạm các quyền và cảm xúc của người khác.
- Có xu hướng đối kháng, thao túng hoặc đối xử khắc nghiệt với người khác
- Thái độ thờ ơ, không có cảm giác tội lỗi hay hối hận về hành vi của mình.
Những cá nhân mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường vi phạm pháp luật, trở thành tội phạm. Họ có thể nói dối, cư xử thô bạo hoặc bốc đồng. Họ có vấn đề với việc sử dụng ma túy và rượu. Do những đặc điểm này, những người mắc chứng rối loạn này thường không thể hoàn thành các trách nhiệm liên quan đến gia đình, công việc hoặc trường học.
Dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Theo như DSM-5, rối loạn nhân cách chống đối xã hội cần phải bao gồm 4 yếu tố sau:
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tâm lý, tải ngay ứng dụng YouMed.
Từ 15 trở lên, coi thường và xâm phạm đến quyền của người khác với những đặc điểm sau:
- Không tuân theo luật pháp hay chuẩn mực xã hội, tham gia vào các hoạt động phạm pháp.
- Nói dối, lừa gạt, thao túng người khác để được lợi cho bản thân.
- Hành vi bốc đồng.
- Khó chịu và gây hấn, biểu hiện bởi thường xuyên tấn công người khác hay tham gia đánh nhau.
- Không quan tâm đến an toàn của bản thân và người khác.
- Thiếu trách nhiệm, và không có sự hối hận về những hành vi đã làm.
Người được chẩn đoán phải ít nhất 18 tuổi. Do trong độ tuổi dạy thì nhân cách có thể biến động.
Có triệu chứng rối loạn hành vi đạo đức (một rối loạn sức khỏe tâm thần khác còn gọi là Conduct Disorder) trước tuổi 16. Bao gồm các vấn đề hành vi nghiêm trọng và dai dẳng, như:
- Sự xâm lược đối với người và động vật.
- Phá hủy tài sản.
- Sự gian dối.
- Trộm cắp.
- Vi phạm nghiêm trọng các quy tắc.
Những triệu chứng của rối loạn nhân cách chống đối xã hội phải xuất hiện riêng biệt. Không kèm theo tâm thần phân liệt hay các rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
Mặc dù rối loạn nhân cách chống đối xã hội được coi là suốt đời. Ở rất ít trường hợp nhất định – đặc biệt là hành vi phá hoại và phạm tội – có thể giảm theo thời gian. Nhưng không rõ liệu sự giảm này là kết quả của sự lão hóa hay tăng nhận thức về hậu quả của hành vi chống đối xã hội.
Nguyên nhân rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Nhân cách là sự kết hợp giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khiến mọi người trở nên độc đáo. Nhân cách tác động đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân và niềm tin chúng ta về người khác lẩn thế giới xung quanh.
Nguyên nhân chính xác của rối loạn nhân cách chống đối xã hội không được biết, nhưng:
- Gen di truyền có thể khiến bạn dễ bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Và các tình huống trong cuộc sống có thể kích hoạt sự phát triển của rối loạn.
- Những thay đổi trong cách thức hoạt động của não có thể dẫn đến sự phát triển của rối loạn.
Các yếu tố nguy cơ phát sinh rối loạn
Một số yếu tố phát sinh nên rối loạn đã được tìm thấy. Nó làm tăng nguy cơ rối loạn nhân cách chống đối xã hội bao gồm:
- Rối loạn hành vi thời thơ ấu
- Tiền sử gia đình rối loạn nhân cách chống đối xã hội hoặc rối loạn nhân cách khác hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần
- Bị lạm dụng hoặc bỏ bê trong thời thơ ấu
- Cuộc sống gia đình không ổn định, bạo lực hoặc hỗn loạn trong thời thơ ấu
Đàn ông có nguy cơ mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội cao hơn phụ nữ.
Điều trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một vấn đề điều trị phức tạp. Thông thường, điều trị sử dụng liệu pháp tâm lý cần thời gian lâu dài. Các chuyên gia tâm lý sẽ đề nghị các loại tâm lý trị liệu khác nhau dựa trên tình huống của người bệnh.
Liệu pháp hành vi nhận thức có thể giúp tiết lộ những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Nó cũng có thể dạy cách thay thế chúng bằng những suy nghĩ và hành vi tích cực hơn.
Trị liệu tâm động năng hoặc phân tâm có thể làm gia tăng nhận thức về những ý thức, ý nghĩa triệu chứng và vô thức. Điều này có thể giúp người bệnh thay đổi chúng.
Những rối loạn hành vi từ thời thơ ấu có thể được xem là một yếu tố nguy cơ cao cho việc phát sinh các rối loạn ở tuổi trưởng thành, trong đó có rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Vì vậy việc cha mẹ, giáo viên hay bác sĩ nhi khoa xác định những trẻ có nguy cơ và sau đó đưa ra biện pháp can thiệp từ sớm có thể mang ý nghĩa dự phòng.