Chứng EDS đặc trưng bởi sử thường xuyên mất ngủ vào ban đêm, nhưng lại xuất hiện những cơn buồn ngủ xảy ra vào ban ngày, dẫn tới giảm thiểu năng suất làm việc, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nếu cơn buồn ngủ tới khi lái xe hay làm những công việc nguy hiểm đòi hỏi sự tập chung.
1. Tổng quan về chứng mất ngủ và buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS)
Chứng mất ngủ và buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS) có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, hiện tượng giấc ngủ vào ban đêm không thỏa mãn vì gặp những giấc mơ khiến người bệnh tỉnh giấc. Tuy nhiên, vào ban ngày lại có thể buồn ngủ bất cứ lúc nào.
Khi ngủ vào ban ngày thì số thời gian ngủ thay đổi từ vài đến nhiều lần và mỗi lần có thể kéo dài vài phút hoặc vài giờ. Khi cơn buồn ngủ xuất hiện thì bệnh nhân chỉ có thể tạm thời cưỡng lại mong muốn ngủ một chút, sau đó mới tỉnh táo sau khi đã thức giấc.
Cơn buồn ngủ có xu hướng xảy ra trong hoàn cảnh nhất định như khi đọc sách, xem truyền hình, … nhưng cũng có thể xảy ra trong các công việc phức tạp như lái xe, thuyết trình, viết, ăn, … Đôi khi họ cũng có thể gặp các cơn ngủ mà không có cảnh báo trước.
Hậu quả của tình trạng EDS gồm:
- Giảm năng suất công việc, bất hòa trong các mối quan hệ cá nhân.
- Kém tập trung, động lực thấp.
- Từ những yếu tố công việc mà dẫn tới trầm cảm, giảm chất lượng cuộc sống.
- Đặc biệt nguy hiểm của tiềm ẩn tai nạn bởi cơn buồn ngủ xuất hiện không báo trước đặc biệt là do va chạm xe khi đang lái xe, làm những công việc nguy hiểm.
2. Những nguyên nhân và yếu tố gây ra EDS
2.1 Những yếu tố tác động
Những yếu tố tác động gây ra chứng mất ngủ và buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS):
- Thường xuyên có những giấc ngủ không thích hợp: Giấc ngủ ban đêm của chúng ta bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như
- Sử dụng caffein hoặc các chất kích thích đặc biệt gần giờ đi ngủ hay buổi chiều với những bệnh nhân nhạy cảm. Ảnh hưởng giấc ngủ đêm kéo dài gây mất ngủ
- Tập luyện hoặc hưng phấn quá mức vào thời điểm sắp ngủ tối.
- Thời gian ngủ bị thay đổi thường xuyên, có thể do công việc, nuôi con nhỏ…
- Bệnh nhân bù đắp cho giấc ngủ thiếu ban đêm bằng việc ngủ dậy muộn hoặc ngủ trưa nhiều hơn giấc ngủ ban đêm. Dẫn tới nguy cơ chứng EDS
2.2 Nguyên nhân
Ngoài ra, còn chứng mất ngủ và buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS) còn do một số nguyên nhân như:
2.2.1 Rối loạn điều chỉnh giấc ngủ
Những stress cảm xúc đột ngột như mất việc làm, nhập viện, người thân mất… có thể gây mất ngủ, yếu tố dẫn tới chứng EDS. Các triệu chứng thường hết sau khi những căng thẳng giảm đi.
Tình trạng mất ngủ thường thoáng qua và thường tồn tại ngắn. Tuy nhiên, nếu buồn ngủ vào ban ngày, mất ngủ đêm và mệt mỏi xuất hiện gây ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày, nên điều trị thuốc và kiểm soát căng thẳng.
2.2.2 Mất ngủ do tâm thần kinh
Mất ngủ bất kể nguyên nhân nào diễn biến kéo dài dù đã được kiểm soát các yếu tố nguy cơ thì bệnh nhân vẫn cảm giác lo lắng gây mất ngủ đêm, sau đó thức dậy với một ngày uể oải mệt mỏi.
Những người mất ngủ do yếu tố tâm thần kinh thường khó khăn khi bắt đầu giấc ngủ, trằn trọc và khó ngủ khi ở những không gian ở nhà hơn là không gian khác.
2.2.4 Hội chứng ngủ không đủ giấc (thiếu ngủ)
Bệnh nhân bị hội chứng này luôn muốn tỉnh táo khi thức giấc và dù có đủ cơ hội để ngủ nhưng bệnh nhân không thể ngủ đủ giấc vào ban đêm có thể do công việc, hội chứng này có thể là nguyên nhân phổ biến nhất của EDS.
3. Điều trị chứng mất ngủ và buồn ngủ ban ngày quá mức
Điều trị cần kết hợp giữa liệu pháp và sử dụng thuốc để đạt được kết quả tối ưu nhất.
3.1 Liệu pháp hành vi nhận thức
Thực hiện liệu pháp này thường khó và mất nhiều thời gian hơn tuy nhiên nó đem lại hiệu quả lâu hơn, có thể đến 2 năm sau khi điều trị kết thúc.
Những chiến lược liệu pháp hành vi bao gồm này bao gồm:
- Chăm sóc giấc ngủ đúng cách: Hạn chế kích thích trước khi ngủ, một biệt pháp đặc biệt đó là hạn chế thời gian nằm trên giường để giảm cảm giác mất ngủ nhiều, khó vào giấc.
- Tập luyện thư giãn trước khi ngủ.
- Kiểm soát yếu tố căng thẳng và kích thích
- Liệu pháp nhận thức.
3.2 Phương pháp dùng thuốc
Thuốc gây ngủ được sử dụng cho những bệnh nhân cần điều trị nhanh chóng và mất ngủ ảnh hưởng tới thời gian ban ngày, như buồn ngủ quá mức và mệt mỏi. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc gây ngủ cần chú ý và phải hết sức cẩn trọng, không nên dùng dài ngày.
3.3 Các bệnh lý mất ngủ do bệnh lý cơ quan khác
Các bệnh lý gây ra đau hoặc khó chịu như gout, viêm khớp, ung thư, thoát vị đĩa đệm … làm cho người bệnh chất lượng giấc ngủ kém. Một số người mắc bệnh khác và xuất hiện cơn co giật về đêm có thể gây cản trở cho giấc ngủ, từ đó giảm thiểu giấc ngủ đêm dẫn tới ngủ bù.
Phương pháp điều trị là sử dụng các loại thuốc giảm đau và các thuốc điều trị triệu chứng bệnh khác trước đi ngủ để tránh mất ngủ về đêm.
3.4 Bệnh lý giấc ngủ yếu tố tâm thần kinh
Hầu hết các bệnh lý tâm thần chủ yếu có thể gây mất ngủ và chứng EDS. Khoảng 80% bệnh nhân trầm cảm nặng có triệu chứng mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân trầm cảm có thể bị mất ngủ do khó vào giấc ngủ hoặc mất duy trì giấc ngủ hay mệt mỏi kéo dài không đỡ vào ban ngày .
- Nếu trầm cảm đi kèm với mất ngủ, thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần (ví dụ citalopram, paroxetine, mirtazapine) có thể giúp bệnh nhân ngủ. Để điều trị trầm cảm những loại thuốc này được sử dụng thường xuyên với liều thấp.
- Nếu trầm cảm đi kèm với chứng EDS thì lựa chọn thuốc chống trầm cảm có tính hoạt hóa như bupropion, venlafaxine, một số thuốc ức chế tái hấp thu serotonin như fluoxetine và sertraline)
3.5 Hội chứng ngủ không đủ giấc (thiếu ngủ)
Sau một thời gian dài thiếu ngủ, bệnh nhân cần ngủ nhiều hơn khoảng trong vòng tuần hoặc vài tháng để hồi phục lại sự tỉnh táo vào ban ngày.
3.6 Bệnh lý giấc ngủ do thuốc
Mất ngủ và EDS có thể là kết quả của việc sử dụng các chất kích thích thần kinh trung ương, thuốc ngủ, chế phẩm hormon, thuốc chống co giật, thuốc tránh thai đường uống, methyldopa, propranolol, rượu và hormon tuyến giáp …
Tình trạng này có thể ngừng khi dùng một số loại thuốc, các loại chất kích thích nhưng khi dừng đột ngột thuốc ngủ, các chất kích thích sẽ gây hiện tượng run cơ.
Chứng mất ngủ và buồn ngủ ban ngày quá mức làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Cho nên cần điều trị sớm ngay khi phát hiện hay nghi ngờ bệnh để tránh những hậu quả không tốt. Ngoài ra, chăm sóc giấc ngủ tốt là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.